Bệnh tiểu đường nên ăn gì luôn là câu hỏi thường trực của mỗi người bệnh. Vì dù bạn đã bị tiểu đường hay mới được chẩn đoán thì bên cạnh việc dùng thuốc điều trị các bác sĩ luôn khuyên bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để có thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt nhất. Sau đây là những loại thực phẩm nên ăn, giúp bạn thoát khỏi gánh nặng bệnh tiểu đường.
1. Tổng quan về bệnh tiểu đường
Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein mãn tính. Đặc trưng bởi việc tăng đường máu (glucose) khi đói và tăng cao nguy cơ các bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và mất chức năng thần kinh.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh: Đi tiểu nhiều, thường xuyên khát nước, sụt cân nhanh chóng, ăn nhiều, mắt mờ, da khô, ngứa, các vết thương trên cơ thể lâu lành, xuất hiện nhiều vết thâm nám,…
Kết quả xét nghiệm máu thường cho thấy:
- Đường huyết tương lúc đói: >7 mmol/L (>126 mg/dl).
- Đường huyết tương giờ thứ hai sau nghiệm pháp tăng đường máu: > 11,1 mmol/L (>200 mg/dl).
- Đường huyết tương ở thời điểm bất kỳ: >11,1 nunol/L (> 200 mg/dl).
2. Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
2.1. Các nhóm thực phẩm có trong thực đơn của người bị tiểu đường
Về chế độ ăn, người bệnh không nên ăn thức ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột. Hạn hế ăn cơm hoặc cắt cơm trắng thay bằng các loại ngủ cốc nguyên hạt, gạo còn cám ( gạo lức), rau củ… Chế biến bằng hấp, luộc và hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ. Cụ thể:
- Nhóm đường bột bao gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… Bạn có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau như hấp, luộc, nướng. Hạn chế tối đa chế biến bằng cách rán, xào…
- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt bò, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ,.. Và được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ. Lưu ý nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần vì cá là nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt.
- Nhóm chất béo, đường: Các loại thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá,… Bên cạnh đó, nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu.
- Nhóm rau: Rau xanh, trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
2.2. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì?
2.2.1. Bệnh tiểu đường nên ăn bí đỏ (bí ngô)
Ngoài tác dụng giảm mỡ, bí đỏ còn có khả năng hỗ trợ việc phục hồi các tế bào tuyến tụy. Do trong bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt, có nhiều chất khoáng và vitamin. Hành trình của người bệnh tiểu đường cần thiết gắn kết với bí đỏ. Bởi vì các công dụng tuyệt vời của nó như: chỉ số đường huyết rất thấp, có tác dụng giảm mỡ. Đặc biệt bí đỏ có khả năng phục hồi được các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh ra chất insulin trong cơ thể.
2.2.2. Khổ qua (mướp đắng)
Chế độ ăn dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường nên sử dụng khổ qua thường xuyên. Khổ qua có tính hàn, giải nhiệt và giải độc cơ thể. Khổ qua rất tốt cho người bị tiểu đường bởi có tác dụng giảm mỡ, giảm sự hấp thu lượng đường trong cơ thể và ổn định đường huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng trái khổ qua.
2.2.3. Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Bông cải xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ cho việc ngăn ngừa ung thư, có lợi cho tim mạch. Chất chống oxy hóa trong bông cải xanh giúp điều hòa sự ổn định đường huyết bệnh nhân tiểu đường.
2.2.4. Măng tây rất tốt cho bệnh tiểu đường
Măng Tây – một thực phẩm vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe người mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng măng tây giúp cho việc tăng cường hàm lượng insulin trong cơ thể và kiểm soát được lượng đường trong máu rất hiệu quả.
2.2.5. Đậu bắp
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường rất tốt nếu sử dụng đậu bắp thường ngày. Trái đậu bắp rất giàu dinh dưỡng: protein, acid folic, chất xơ, vitamin…. có tác dụng làm chậm hấp thu đường trong máu. Nếu người bệnh tiểu đường dùng đậu bắp hàng ngày sẽ giúp cho việc kiểm soát đường huyết ổn định hơn.
2.2.6. Bệnh tiểu đường nên ăn những loại cá gì?
Bị tiểu đường nên ăn cá hơn ăn thịt. Vì cá là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá hồi, cá thu, cá rô, cá trạch… cho bữa ăn của mình. Các loại cá này giàu omega 3, nhiều vitamin D, ít chất béo và rất tốt cho người bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2.2.7. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu phộng… có lượng đạm cao, nhiều vitamin, chất khoáng và protein. Ngoài ra, chất xơ trong đậu giúp làm chậm hấp thu lượng đường trong máu. Khi ăn các loại đậu sẽ cảm thấy no lâu và ổn định mức đường huyết.
2.2.8. Dầu olive
Dầu olive nguyên chất nguyên chất rất tốt cho người bệnh tiểu đường vì trong dầu olive chứa chất béo không bảo hòa, omega 3, omega 6, vitamin E. Đặc biệt trong dầu olive không có thành phần Cholesterol và gluten. Sử dụng dầu olive để chế biến thức ăn sẽ giảm được lượng cholesterol và làm chậm tiến trình phát bệnh ra bệnh ngoài.
2.2.9. Bệnh tiểu đường nên sử dụng trà xanh
Trà xanh là thức uống tốt cho người tiểu đường do chứa chất chống oxy hóa. Trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG giúp điều hòa lượng đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường nhất là giai đoạn tiền tiểu đường.
2.2.10. Yến mạch
Yến mạch là loại ngũ cốc có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu đạm và chất xơ. Chất xơ hòa tan trong yến mạch làm giảm lượng cholesterol. Lượng chất này giúp người ăn cảm thấy no lâu nên góp phần trong việc giảm cân nặng của người bệnh.
2.2.11. Bệnh tiểu đường nên ăn gì – Gạo lứt
Gạo lứt rất tốt trong chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Gạo lứt cung cấp các vitamin, chất khoáng, chất xơ, chất dầu. Gạo lứt còn đem lại cảm giác no lâu hơn gạo trắng. Theo dữ liệu phân tích thì gạo lứt giúp phòng ngừa được nhiều bệnh như: tiểu đường, béo phì, tim mạch, ung thư….. Tuy nhiên khi ăn gạo lứt, bạn nên ăn chậm và nhai kỹ mới tốt.
2.12. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Các loại chất xơ trong hoa quả sẽ thúc đẩy cảm giác no và kiềm chế cơn thèm ăn vặt không lành mạnh. Do đó, người bị tiểu đường nên ăn hoa quả có chỉ số đường huyết tối đa ở mức 69 và càng thấp thì càng tốt. Cụ thể:
- Bưởi có chỉ số đường huyết là 25 và có lượng chất xơ hòa tan cao. Bạn chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.
- Dâu tây với chỉ số đường huyết là 41 và ít carbohydrate. Giúp loại bỏ cảm giác đói vặt và cân bằng được lượng đường trong máu.
- Cam có đến 87% là nước, chỉ số đường huyết cũng khá thấp, ở mức 44. Trong cam giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1 và có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
- Cherry có chỉ số đường huyết là 22, chúng còn giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ.
- Táo có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38. Ngoài ra, táo cũng chứa pectin – một chất giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường khoảng 35%.
- Lê cực kỳ có lợi đối với bệnh tiểu đường vì chúng giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và có mức đường huyết thấp là 38.
- Quả bơ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường với chỉ số đường huyết là 15. Ngoài ra, các chất béo và kali lành mạnh trong bơ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
4. Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
4.1. Các nhóm thực phẩm người bị bệnh tiểu đường cần kiêng
4.1.1. Các loại thực phẩm ngọt
Đặc biệt là vị ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế tới mức tối đa. Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép. Do đó, các loại bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas…và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc những loại thực phẩm vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt… thì người tiểu đường cũng cần kiêng tuyệt đối.
4.1.2. Tinh bột
Dù đây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường luôn luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều cơm và tinh bột trong mỗi bữa. Kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún… cũng cần phải hạn chế. Bên cạnh đó, những loại thức ăn ăn liền như phở – cháo ăn liền cần phải kiêng kị tuyệt đối vì chúng cũng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó bạn có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
4.1.3. Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa – trans, cholesterol
Những loại thức ăn có chứa nhiều chất béo sẽ khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết. Vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng các chất béo bão hòa & cholesterol. Những loại này thường được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem…. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo không tốt như dầu ăn đã chiên đi chiên lại, các thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, các loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên…
4.1.4. Các loại thực phẩm khác
Nếu đang trong quá trình điều trị thì ngoài những thực phẩm kể trên. Người bệnh cũng cần phải lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích…
- Khoai tây
- Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, phomat…
- Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga…
- Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả: Loại đồ ăn này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Thuốc lá
- Sữa chứa nhiều chất béo, chúng sẽ làm giảm đề kháng isulin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.
- Những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm có chứa chất kích thích.
5. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Đảm bảo tuân thủ theo những nguyên tắc sau để tránh tăng đường huyết, giảm liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn và làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng, kéo dài tuổi thọ:
- Ăn đa dạng: Nên tiêu thụ trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa, thay đổi thực đơn trong ngày.
- Ăn chừng mực: Không ăn quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều, không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.
- Ăn thức ăn nguyên chất, ít qua sơ chế: Việc chế biến qua nhiều công đoạn sẽ khiến thức ăn mất đi nhiều chất dinh dưỡng vốn có. Do đó người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn đồ luộc thay vì đồ chiên xào.
- Ăn bữa phụ trước khi đi ngủ: Có thể chỉ là một ly sữa hoặc một lát dưa hấu.
7. Chế độ tập luyện, sinh hoạt của người bệnh tiểu đường
Ngoài việc người bệnh tiểu đường nên ăn gì thì thể dục với người bệnh tiểu đường cũng là điều thiết sức cần thiết. Ngoài giúp giảm cân, ổn định huyết áp việc tập luyện còn giảm đường huyết, giúp cơ thể khoẻ mạnh về tim mạch, tuần hoàn, xương khớp.. Mỗi ngày bạn cần dành khoảng 30 – 45 phút để tập thể dục, chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Đây cũng được xem là phương pháp rất tốt giúp hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc tập luyện là đều đặn thường xuyên từ các bài tập nhẹ như đi bộ, bơi lội, học nhảy… đến nâng cao cường độ hơn như gym (tập với tạ), yoga… Ngoài ra, chọn môn tập luyện chú ý phù hợp điều kiện hoàn cảnh tập luyện thật thuận lợi để có thể duy trì lâu dài, phù hợp độ tuổi và sức khoẻ mỗi người.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị thì người bệnh cần phải biết bệnh tiểu đường nên ăn gì, thực đơn dinh dưỡng như thế nào là hợp lý. Theo các bác sỹ khuyến cáo để điều trị tiểu đường mang lại kết quả tốt nhất thì người bệnh phải kết hợp giữa việc ăn uống khoa học và điều trị thì hiệu quả mới được phát huy tối đa.
Lê Linh tổng hợp