1. Bệnh Zona thần kinh là gì?

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster, cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Ngay cả sau khi bạn đã hết thủy đậu virus vẫn có thể sống trong hệ thần kinh trong nhiều năm trước khi tái hoạt lại gây ra bệnh zona. Ngoài ra, bệnh zona cũng có thể được gọi là herpes zoster.

Bệnh zona thường có biểu hiện là một dải mụn nước ở một bên của cơ thể, thường trên thân, cổ hoặc khuôn mặt. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra với dấu hiệu phát ban da màu đỏ gây đau, rát.  Tuy không phải tình trạng đe dọa đến tính mạng nhưng có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh.

Tiêm Vắc-xin có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona và bạn cần được điều trị sớm có thể giúp rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

Zona thần kinh
Zona thần kinh là căn bệnh truyền nhiễm do virus varicella-zoster gây ra. Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

Như đã nói ở trên. Bệnh zona thần kinh do virus varicella zoster cùng với loại virus gây bệnh thủy đậu gây ra. Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, virus lây lan rất nhanh và tấn công cơ thể người khiến bề mặt da có các nốt mụn nước ngứa rát – đây là khi người bệnh bị thủy đậu.

nguyên nhân gây bệnh
Virus varicella zoster là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh. Ảnh Internet

Cho đến giờ chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra được tác nhân nào khiến virus tái hoạt động nhưng trên thực tế cho thấy những yếu tố khiến người bệnh dễ mắc bệnh cần kể đến như:

  • Do truyền nhiễm, đặc biệt là môi trường da của trẻ nhỏ khi sức đề kháng kém.
  • Do căng thẳng đầu óc, stress nặng, tinh thần uể oải mệt mỏi liên tục.
  • Ở nhiều người cao tuổi bị zona còn do nguyên nhân hệ miễn dịch suy yếu, khả năng kháng khuẩn kém.
  • Biến chứng khi điều trị ung thư.
  • Do tác dụng phụ của thuốc.

Chính vì những tác nhân này rất dễ hình thành nên bạn cần lưu ý tới tình trạng sức khỏe để nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là các virus ẩn mình lâu bên trong không có cơ hội tái phát triển trở lại.

3. Triệu chứng qua các giai đoạn và biến chứng bệnh zona thần kinh

3.1. Quá trình ủ bệnh zona thần kinh

Trước khi hình thành những mụn rộp nước rát đỏ thì người bệnh sẽ cảm thấy đau rát và nhạy cảm ở vùng da bị tổn thương trước đó vài ngày. Khi mới xuất hiện vùng da của người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ, vùng da xung quanh màu đỏ, sau 3 – 5 ngày sau thì những mụn nước này lan rộng ra theo đường dây thần kinh của tủy sống.

triệu chứng zona thần kinh
Ở giai đoạn ủ bệnh cơ thể người mắc zona thần kinh bắt đầu xuất hiện những mụn nước. Ảnh Internet

Sau khoảng 10 ngày, các mụn nước này vỡ ra chảy nước rồi sau đó khô đi đóng vảy và thành sẹo. Tùy từng cơ địa mỗi người mà quá trình này có thể kéo dài trong 1 – 2 tuần hoặc 3 – 4 tuần nhưng hầu như sau đó vẫn người bệnh vẫn sẽ thấy đau ở vùng da bị zona. Mùa hè bệnh zona thần kinh thường phát triển thành dịch vì do độ ẩm cao, nắng nóng việc tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung khiến mầm bệnh dễ lây lan.

3.2. Giai đoạn 1 – Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của bệnh zona còn được gọi là giai đoạn prodromal. Trong giai đoạn này thường sẽ có các triệu chứng đặc trưng sau:

  • Đau đầu.
  • Sốt.
  • Cảm giác nóng rát và đau ở một bên hoặc những vùng nhỏ trên khắp cơ thể.
  • Cảm giác lo lắng hoặc khó chịu.
  • Xuất hiện tình trạng sợ ánh sáng.
giai đoạn 1
Trước khi phát bệnh người bệnh cũng có những triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như: sốt nhẹ, người đau nhức, mệt mỏi. Ảnh Internet

3.3. Giai đoạn 2 – Giai đoạn phát triển

Giai đoạn thứ 2 còn gọi là giai đoạn cấp tính được biểu hiện bằng việc cơ thể bắt đầu phát ban da. Đặc điểm của phát ban cụ thể như sau:

  • Các mụn nước chứa đầy dịch có thể vỡ dễ dàng.
  • Các mảng màu đỏ.
  • Phát ban có xu hướng xuất hiện một bên thân của bạn.
  • Phát ban xuất hiện trên mặt và tai.

Việc phát ban da cũng kèm theo các triệu chứng khác như ngứa không chịu nổi, sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi và đau. Tình trạng phát ban kéo dài trong 7-10 ngày và hầu hết người bệnh sẽ lành lại trong 4 tuần.

giai đoạn 2
Các nốt mụn nước xuất hiện nhìn rất giống như bị bỏng đồng thời vùng da này sẽ đau hơn và nhạy cảm hơn vùng da bình thường. Ảnh Internet

3.4. Giai đoạn 3

Giai đoạn thứ 3 của bệnh zona thường không nhiều người bệnh zona gặp phải. Nguyên nhân chính là vì các triệu chứng của giai đoạn này liên quan đến các biến chứng như:

  • Phát ban liên quan đến mắt.
  • Đau dây thần kinh postherpetic: Đây là biến chứng của bệnh zona. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các sợi thần kinh và da người bệnh.
  • Mất thính giác, cảm giác đau dữ dội ở 1 bên tai. Nóng mặt hoặc mất vị giác trên lưỡi có thể là dấu hiệu của hội chứng Ramsay Hunt.
  • Nhiễm trùng.
giai đoạn 3
Giai đoạn thứ 3 của bệnh zona thường không nhiều người bệnh zona gặp phải. Ảnh Internet

3.5. Biến chứng của bệnh Zona thần kinh

Zona thần kinh là một bệnh truyền nhiễm vì thế nó có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên người bị lây bệnh có thể sẽ bị thủy đậu chứ không phải bệnh Zona thần kinh.

biến chứng
Zona thần kinh có thể để lại sẹo trên da. Ảnh Internet

Khi bị Zona thần kinh nếu không có biện pháp điều trị chính xác và kịp thời có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét da: Mụn nước tích tụ phá hủy bề mặt da hình thành các vết loét sâu, sưng tấy, dễ bị nhiễm trùng.
  • Đau thần kinh: Vì bệnh Zona thần kinh xuất phát từ virus trú ẩn tại các dây thần kinh nên người bệnh sẽ bị đau nhức âm ỉ. Sâu trong tế bào thần kinh, hệ thần kinh dưới da bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Để lại sẹo: Không điều trị sớm các tổn thương do Zona gây ra sẽ để lại sẹo lồi lõm gây mất thẩm mỹ nhất là các khu vực cổ, mặt, vành tai.
  • Giảm thị lực: Khi virus tấn công tại vùng mắt, ngoài các biểu hiện của bệnh Zona thần kinh ở mắt gây đau người bệnh còn bị giảm thị lực thậm chí có thể mù nếu không điều trị kịp thời.
  • Ảnh hưởng tới thính giác: Zona thần kinh ở tai có thể gây ù tai, khó nghe thậm chí điếc.
  • Viêm màng não: Nguy cơ bị viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu nếu Zona trên mặt trông được điều trị kịp thời.

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả

Mặc dù có nhiều người bị zona thần kinh có khả năng tự khỏi sau vài tuần. Nhưng các chuyên gia lưu ý bạn không nên chủ quan khi bị zona bởi nó có thể gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hiện nay có nhiều cách chữa trị zona thần kinh hiệu quả. Nhưng để điều trị triệt để tránh biến chứng bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám trước tiên.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bôi hoặc thực hiện các mẹo chữa zona mà nhiều người mách. Vì như vậy rất có thể xảy ra nguy cơ bội nhiễm. Đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa zona thần kinh. Việc điều trị kịp thời bằng các thuốc kháng virus theo toa có thể tăng tốc độ lành bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.

4.1. Dùng thuốc Tây

Bác sĩ kiểm tra triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân phát ban một dải dài ở một bên cơ thể kèm theo đau, rát. Trong một số trường hợp phát ban có thể lan rộng khỏi dải hoặc lan sang phía còn lại của cơ thể, hiếm hơn là trường hợp bệnh nhân đau nhưng không thấy nổi ban.

Một số loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định nhằm thuyên giảm triệu chứng zona thần kinh:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Đây là những loại thuốc chống trầm cảm có hiệu quả đối với chứng đau, nóng rát do bệnh gây ra.
  • Opioids mạnh: Bao gồm morphin , oxycodone và methadone.
  • Nhóm thuốc chữa bệnh zona thần kinh chứa chất đối kháng thụ thể NMDA: bao gồm memantine uống (Namenda ), dextromethorphan uống và ketamine tiêm tĩnh mạch…
  • Kem capsaicin
  • Thuốc chống co giật, thuốc tê như lidocain, dạng kem, gel, thuốc xịt hay miếng dán,…
thuốc tây
Chữa zona thần kinh bằng thuốc tây theo đơn của bác sĩ. Ảnh Internet

4.2. Vệ sinh tại nhà

Khi có dấu hiệu bệnh zona thần kinh bạn không nên quá lo lắng chỉ cần tuân thủ đúng những gì bác sĩ kê đơn đồng thời thực hiện đúng những hướng dẫn kiêng kị thì bệnh sẽ nhanh khỏi sớm. Một số cách vệ sinh tại nhà khi mắc bệnh zona thần kinh của các chuyên gia da liễu dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn:

  • Tuyệt đối không gãi tránh làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng da.
  • Khi dải ban rỉ mủ dùng băng ép ngâm nước lạnh sau đó băng vào khoảng 20p lặp lại ngày 7-8 lần cho đến khi vết thương khô thì ngưng.
  • Không đắp bất kỳ loại thảo dược nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì như vậy có thể khiến bệnh nhân bị bội nhiễm.
  • Không rửa xà phòng trực tiếp lên da.
  • Kiêng đồ uống có cồn và gia vị cay nóng nếu bị bệnh.
  • Người bệnh vẫn phải tắm rửa đầy đủ, nhưng giữ cho vùng da bị tổn thương khô ráo sạch sẽ.
  • Mặc đồ thoáng sạch để tránh động vào vết thương.
tránh gãi mụn
Tránh gãi các mụn nước vì có thể gây nhiễm trùng da. Ảnh Internet

4.3. Cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh

  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý: Thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để cung cấp năng lượng giúp bạn khỏe mạnh. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại sự tấn công của virus gây bệnh zona. Là việc bạn nên làm đầu tiên và duy trì hàng ngày là cách phòng tránh bệnh zona hiệu quả nhất.
  • Hình thành thói quen vận động, tập thể dục thể thao: Tập thể dục thể thao là thói quen tốt giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh zona.
  • Vệ sinh cá nhân, nhà cửa, môi trường xung quanh sạch sẽ.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tắm rửa hàng ngày với nước ấm. Tránh để vùng da bị zona tiếp xúc trực tiếp với xà phòng. Bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc bệnh zona như dùng chung chăn màn, chậu rửa, quần áo,…
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giặt giũ chăn màn, đệm, gối, ga giường…
  • Ngoài ra, nếu có thể, bạn hãy cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống.
phòng chống zona thần kinh
Thực hiện lối sống lành mạnh và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp bạn phòng chống bệnh zona thần kinh. Ảnh Internet

5. Bệnh zona thần kinh nên ăn gì, kiêng ăn gì?

5.1. Các loại thực phẩm người bệnh zona nên ăn

Trong việc điều trị dứt điểm zona thần kinh, người bệnh nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu lysine: Lysine là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch giảm sự tăng trưởng của virus. Tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh zona thần kinh có thể tìm thấy lysine nhiều trong. Sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, các loại đậu, phomai, thịt gà, cá ngừ, đậu nành, tôm, trứng, đậu trắng…
  • Thực phẩm giàu kẽm và vitamin C: Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường nhờ kẽm. Vitamin C giúp tạo collagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở da. Giúp mau lành các vết thương do zona thần kinh gây ra. Một số thực phẩm gợi ý tốt có thể kể đến như: Các loại rau màu xanh lá, rau chân vịt, cam, đu đủ, ổi, dâu tây, các loại thịt đỏ, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu vitamin B6, B12: Người bị bệnh zona thần kinh nên bổ sung vitamin B6, B12 giúp hệ miễn dịch vững chắc hơn. Chuối, khoai lang và khoai tây, sò, gan, cá, ngũ cốc, cá ngừ, cá, sữa và sữa chua… là những thực phẩm rất tốt.
thực phẩm nên ăn
Các loại thực phẩm mà người mắc zona thần kinh nên ăn. Ảnh Internet

5.2. Bệnh zona thần kinh kiêng ăn gì?

Ngoài việc bổ sung những loại thức ăn cần thiết, tác dụng tốt trong việc chống viêm nhiễm, ngứa ngáy ở da. Người bệnh cũng nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Chất béo: Người bệnh zona thần kinh kiêng ăn những thực phẩm giàu chất béo chỉ làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn và thời gian lành bệnh lâu hơn.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia…. sẽ ngăn cản hệ thống miễn dịch, làm cho virus gây bệnh lây lan nhanh hơn.
  • Các loại hạt cây: Bệnh nhân zona thần kinh nên hạn chế các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, sô cô la, yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì trắng và gelatin.
  • Ngũ cốc tinh chế: Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành hơn.
thực phẩm
Các loại thực phẩm mà người mắc zona thần kinh nên tránh xa. Ảnh Internet

Bệnh Zona thần kinh là bệnh tương đối phổ biến và các triệu chứng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thời gian phát triển. Tuy nhiên, việc điều trị sớm là cách tốt nhất để giảm sự nghiêm trọng của bệnh và tránh các biến chứng. Vì vậy, người bệnh nên đến bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt. Trao đổi với bác sĩ để có liệu trình điều trị và chăm sóc phù hợp.

Gia Vĩ tổng hợp