Mục lục

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi lưu dấu nhiều di tích Hồ Gươm, Cầu Thê Húc, Chùa Quán Sứ, Hồ Tây, 36 phố phường. Đến với Thủ đô, ngoài tham quan những di tích, những nét cổ kính của các quận ở Hà Nội thì các món đặc sản nơi đây cũng rất đáng để thử. Món ngon Hà Nội thì phải kể đến phở, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây… Chúng ta hãy tìm hiểu ngay nhé.

1. Quận Cầu Giấy – Một trong các quận lớn ở Hà Nội

1.1. Sơ lược về quận Cầu Giấy

Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây, đã tập trung nhiều làng nghề truyền thống như:

  • Làng Nghề (Nghĩa Đô) có nghề làm giấy Sắc, là loại giấy dùng để viết sắc phong vua ban cho các quan và các vị thần ở các làng.
  • Nghề dệt lĩnh, lụa sớm nhất (cách đây khoảng trên 1000 năm).
  • Làng Thượng Yên Quyết, Yên Hòa thì có nghề làm giấy.
  • Làng Vòng – Dịch Vọng có nghề làm cốm từ lâu đời.
  • Sản xuất kẹo mạch nha có ở An Phú Nghĩa Đô.
  • Làng Giàn Trung Hòa có nghề làm tăm hương.
quận Cầu Giấy
Cầu Giấy là vùng đất cổ, từ xa xưa đã giữ một vị trí chiến lược quan trọng phía Tây kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Ảnh Internet

Diện tích và các phường ở quận Cầu Giấy:

  • Quận Cầu giấy có diện tích 12,04 km²
  • Bao gồm các phường: Phường Dịch Vọng, phường Dịch Vọng Hậu, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hòa, phường Yên Hòa.

Các quận gần quận Cầu Giấy: 

  • Phía bắc giáp các quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm
  • Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm
  • Phía đông giáp các quận Ba Đình với ranh giới là sông Tô Lịch.

1.2. Món ngon đặc trưng ở quận Cầu Giấy

Đến với quận Cầu Giấy, bạn có thể được thưởng thức những món ngon như:

  • Gà rút xương mật ong phô mai
  • Caramel thập cẩm
  • Bún ngan
  • Xôi mít lá dứa
  • Quẩy, bánh bao chiên
  • Cơm niêu bò sốt tiêu đen
  • Chả cá lăng

2. Quận Bắc Từ Liêm

2.1. Sơ lược về quận Bắc Từ Liêm

Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Phú Diễn, Minh Khai, Thụy Phương, Tây Tựu, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế.

quận Bắc Từ Liêm
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Ảnh Internet.

Diện tích và các phường:

  • Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số là 333.300 người (năm 2017).
  • Bắc Từ Liêm gồm 13 phường: Phường Thượng Cát, phường Liên Mạc, phường Thụy Phương, phường Tây Tựu, phường Đông Ngạc 1, phường Đông Ngạc 2, phường Xuân Đỉnh 1, phường Xuân Đỉnh 2, phường Cổ Nhuế 1, phường Cổ Nhuế 2, phường Phú Diễn 1, phường Phú Diễn 2, phường Minh Khai.

Các quận gần quận Bắc Từ Liêm:

  • Phía Đông giáp quận Tây Hồ
  • Phía Đông Nam giáp quận Cầu Giấy
  • Phía Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức
  • Phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm
  • Phía Bắc giáp sông Hồng.

2.2. Món ngon đặc trưng quận Bắc Từ Liêm

  • Gà xào tokbokki
  • Kimbap chiên
  • Bánh mì bò khô
  • Bún cá – Bún cá Phượng Ly
  • Bún ngan

3. Quận Ba Đình – Trung tâm của thành phố Hà Nội

3.1. Quận Ba Đình

Quận Ba Đình là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, có thể nói lịch sử nghìn năm Thăng Long hiện diện quanh khu vực quận Ba Đình. Bởi lẽ nơi đây bao gồm các Thành cổ, những làng cổ, Thập tam trại Ngọc Hà đã có từ thế kỉ 11, bờ bãi sông Hồng, Bến Nứa, Hàng Than,…

quận Ba Đình
Có thể nói lịch sử nghìn năm Thăng Long hiện diện quanh khu vực  quận Ba Đình. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

Ba Đình là một quận trong nội thành của thành phố Hà Nội và là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Ba Đình là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

  • Quận Ba Đình có diện tích: 9,25 km², dân số khoảng 225,910 người (2014).
  • Bao gồm các phường: Phường Phúc Xá, phường Trúc Bạch, phường Vĩnh Phúc, phường Cống Vị, phường Liễu Giai, phường Nguyễn Trung Trực, phường Quán Thánh, phường Ngọc Hà, phường Điện Biên, phường Đội Cấn, phường Ngọc Khánh, phường Kim Mã, phường Giảng Võ, phường Thành Công.

Các quận giáp với quận Ba Đình:

  • Phía Bắc giáp quận Tây Hồ
  • Phía Nam giáp quận Đống Đa
  • Phía Đông giáp sông Hồng, bên kia sông là quận Long Biên
  • Phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm
  • Phía Tây giáp quận Cầu Giấy
  • Phía Nam Hồ Tây sát với bờ Nam sông Hồng

3.2. Món ngon đặc trưng quận Ba Đình

  • Nộm chân gà, chân vịt sốt chanh leo
  • Nem nướng Yến Béo
  • Nộm bò khô
  • Bánh đa thập cẩm

4. Quận Hoàn Kiếm – Một trong các quận trung tâm ở Hà Nội

4.1. Quận Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, là nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Thăng Long – Hà Nội. Có diện tích nhỏ nhất Thành phố, nhưng quận Hoàn Kiếm là trung tâm chính trị – hành chính, trung tâm thương mại – dịch vụ và là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô.

Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm là nơi hội tụ và kết tinh những tinh hoa văn hóa, truyền thống lịch sử của Hà Nội. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

  • Quận hoàn kiếm có diện tích: 5,29 km², dân số khoảng 147.334 người (2010)
  • Bao gồm các phường: Hàng Bồ, Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, , Hàng Bông, Hàng Mã, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Trống, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo.

Các quận gần quận Hoàn Kiếm:

  • Phía Tây giáp quận Đống Đa
  • Phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa
  • Phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng
  • Từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng
  • Phía Đông là huyện Gia Lâm

4.2. Món ngon đặc trưng quận Hoàn Kiếm

  • Bánh bèo chợ đổ
  • Bún mọc Nộm bò khô
  • Bún Thang
  • Xôi tim
  • Bún chả kẹp que tre

5. Quận Hai Bà Trưng

5.1. Sơ lược về Quận Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là Thanh Nhàn), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương, một số tổng của huyện Thanh Trì và vùng thái ấp của thượng tướng Trần Khát Chân từ Ô Cầu Dền (đầu đường Trần Khát Chân) đi xuống hết Bạch Mai, tới các phường có tên Mai (Mai Động, Tương Mai nay thuộc quận Hoàng Mai).

Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hậu Nghiêm. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

  • Quận Hai Bà Trưng có diện tích diện tích: 10,09km2 và dân số 318.000 người (năm 2018).
  • Bao gồm 20 phường gồm: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bách Khoa, Bạch Đằng, Thanh Lương, Cầu Dền, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm.

Các quận gần quận Hai Bà Trưng:

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội xung quanh bao gồm các quận:

  • Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm
  • Phía Đông giáp sông Hồng
  • Phía Tây giáp quận Đống Đa và Thanh Xuân
  • Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.

5.2. Món ngon đặc trưng quận Hai Bà Trưng

  • Nướng lụi
  • Cháo trai quẩy ruốc
  • Bánh tráng nướng
  • Tart phô mai
  • Kem cân
  • Xôi sầu riêng, xôi xoài, xôi mít

6. Quận Đống Đa

6.1. Sơ lược về quận Đống Đa

Quận Đống Đa Nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa, nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Quận Đống Đa là quận lớn ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, là địa bàn thuận lợi để phát triển, cải tạo các khu nhà ở đồng thời phát triển các văn phòng đại diện, cơ quan, viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Theo điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt, quận Đống Đa nằm hoàn toàn trong vùng hạn chế phát triển.

Quận Đống Đa
Quận Đống Đa Nằm gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

  • Quận Đống Đa có diện tích rộng 9.96 km², dân số thường trú là 410 nghìn người (năm 2013) nhiều nhất trong các quận, huyện của Hà Nội.
  • Quận Đống Đa bao gồm các phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.

Các quận gần quận Đống Đa:

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Đống Đa gần các quận:

  • Phía bắc giáp quận Ba Đình
  • Phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm
  • Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía nam giáp quận Thanh Xuân
  • Phía tây giáp quận Cầu Giấy

6.2. Món ngon đặc trưng quận Đống Đa

  • Bún riêu cua giò
  • Bánh đa trộn thập cẩm
  • Bánh bông lan trứng muối nguyên trứng
  • Sandwich gà nướng thịt hun khói phô mai
  • Chè khoai môn dẻo Đài Loan
  • Bánh giò xúc xích thịt xiên nướng

7. Quận Tây Hồ – Lá phổi của Hà Nội

7.1. Sơ lược về quận Tây Hồ

Tây Hồ là một vùng đất đẹp được bao bọc quanh Hồ Tây, với phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ và là lá phổi của Hà Nội. Những con đường góc phố nơi đây đã đi vào lịch sử và gắn bó với người dân Thủ đô. Trước đây vùng đất Tây Hồ thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961, vùng đất Tây Hồ một phần thuộc về khu phố Ba Đình và một phần đất thuộc về huyện Từ Liêm cũ.

Tây Hồ
Tây Hồ là một vùng đất đẹp được bao bọc quanh Hồ Tây, với phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

  • Quận có diện tích 24 km2, nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội.
  • Quận Tây Hồ gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thương.

Các quận gần quận Tây Hồ:

Nằm trọn trong địa giới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, quận Tây Hồ giáp với các quận:

  • Phía đông giáp quận Long Biên
  • Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy
  • Phía nam giáp quận Ba Đình
  • Phía bắc giáp huyện Đông Anh

7.2. Món ngon đặc trưng quận Tây Hồ

  • Bún đậu Cây Đa
  • Nem lụi, bánh mỳ nướng mật ong, cơm cháy kho quẹt
  • Chim quay, chân gà rút xương
  • Heo khô cháy tỏi
  • Gà tần, mỳ gà tần, súp gà
  • Phở cuốn, phở chiên phồng

8. Quận Thanh Xuân

8.1. Sơ lược về Quận Thanh Xuân

Thanh Xuân là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho quận có mối giao lưu rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội với các quận, huyện của Hà Nội cũng như với nhiều vùng miền trên cả nước.

quận Thanh Xuân
Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho quận có mối giao lưu rộng rãi trên các lĩnh vực kinh tế. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

  • Quận Thanh Xuân có diện tích 9,11 km² với dân số: khoảng 217.960 người
  • Bao gồm các phường: Hạ Đình, Kim Giang, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.

Các quận gần quận Thanh Xuân:

  • Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông
  • Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai
  • Phía Bắc giáp các quận Đống Đa, Cầu Giấy.

8.2. Món ngon đặc trưng quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân có những món ăn khá ngon như:

  • Gà rút xương chua ngọt phô mai
  • Cơm gà sốt me cay Thái
  • Sukem trà xanh
  • Caramen trà xanh
  • Cơm đảo bò lúc lắc

9. Quận Long Biên – Một trong các quận có tốc độ phát triển nhanh

9.1. Sơ lược về Quận Long Biên

Long Biên là một quận có tốc độ đô thị hóa rất nhanh chóng của Hà Nội. Hiện nay, trên địa bàn đã và đang hình thành một số khu đô thị như khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài Đồng, khu đô thị Thạch Bàn… cùng với một số khu đô thị sinh thái như Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên, Rice Home Sông Hồng.

Các quận ở Hà Nội, Quận Long Biên
Long Biên là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

  • Quận Long Biên có diện tích: 6.038,24 ha (60,38 km²), dân số là 271.000 người (2013).
  • Quận có gồm 14 phường: Giang Biên, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Long Biên, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng

Các quận gần quận Long Biên:

  • Phía Đông và Nam giáp huyện Gia Lâm.
  • Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,
  • Phía Tây Nam giáp quận Hoàng Mai, ranh giới là sông Hồng.
  • Phía Bắc giáp huyện Đông Anh,với ranh giới là sông Đuống.

9.2. Món ngon đặc trưng quận Long Biên

Nếu có dịp tới quận Long Biên, bạn đừng bỏ lỡ những món đặc sản Hà Nội khó chối từ này. Không chỉ có mùi vị đặc trưng “gây thương nhớ”, những món ăn ở đây đều có giá cả cực kì hợp túi tiền.

  • Lẩu ếch măng cay
  • Miến trộn gà
  • Nem chua rán
  • Bánh bột lọc chan
  • Mì vằn thắn
  • Bún bò Huế
  • Bánh mì thịt xiên
  • Bánh đúc nóng

10. Quận Nam Từ Liêm – Cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội

10.1. Sơ lược về quận Nam Từ Liêm

Quận Nam Từ Liêm nằm ở vị trí Cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, giữa các tuyến giao thông trọng điểm: Đường vành đai III, QL32, Đường TL70A, Đường Lê Đức Thọ, Quận Nam Từ Liêm cũng là nơi khởi đầu của Đại lộ Thăng Long nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía tây: Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất đi Tỉnh Hòa Bình, và QL32 đi Tx.Sơn Tây. Quận này có sông Nhuệ chảy qua.

Các quận ở Hà Nội, Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm nằm ở vị trí Cửa ngõ phía Tây của thành phố Hà Nội, giữa các tuyến giao thông trọng điểm. Ảnh Internet

Diện tích và các phường:

  • Quận Nam Từ Liêm có diện tích: 32,2736 km² ( năm 2013)
  • Quận bao gồm 10 phường: Phường Cầu Diễn, phường Mỹ Đình 1, phường Mỹ Đình 2, phường Mễ Trì, phường Phú Đô, phường Trung Văn, phường Tây Mỗ, phường Đại Mỗ, phường Phương Canh, phường Xuân Phương.

Các quận gần quận Nam Từ Liêm:

Quận Nam Từ Liêm được thành lập trên cơ sở các xã cũ của huyện Từ Liêm gồm: Mỹ Đình; Cầu Diễn; Mễ Trì; Trung Văn; Đại Mỗ; Tây Mỗ; Xuân Phương. Gần quận Nam Từ Liêm có

  • Phía bắc giáp Quận Bắc Từ Liêm
  • Phía đông giáp Quận Cầu Giấy Quận Thanh Xuân
  • Phía tây giáp huyện Hoài Đức
  • Phía nam giáp Quận Hà Đông.

10.2. Món ngon đặc trưng quận Nam Từ Liêm

Ở Quận Nam Từ Liêm có các món đặc sản rất ngon như:

  • Chả Cá Ngon
  • Món Mộc
  • Caramen thập cẩm
  • Bún đậu mẹt
  • Cháo ếch Singapore
  • Hoa quả dầm sữa chua

11. Quận Hoàng Mai – Diện tích lớn thứ 4 của thủ đô

11.1. Sơ lược về quận Hoàng Mai

Hoàng Mai là một quận phía Nam nội thành thủ đô Hà Nội. Đây là quận có diện tích lớn thứ 4 của thủ đô (sau quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm).

Các quận ở Hà Nội, Hoàng Mai
Hoàng Mai vốn trước là vùng đất thuộc huyện Thanh Trì. Ảnh Internet

Diện tích và các phường ở quận Hoàng Mai:

Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía đông nam thuộc thành phố Hà Nội với:

  • Diện tích tự nhiên là 4.104,1 ha (41 km²) với số dân là 365,759 ng­ười.
  • Quận với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 ph­ường: Phường Thanh Trì, phường Vĩnh Hưng, phường Định Công, phường Mai Động, phường Tương Mai, phường Đại Kim, phường Tân Mai, phường Hoàng Văn Thụ, phường Giáp Bát, phường Lĩnh Nam, phường Thịnh Liệt, phường Trần Phú, phường Hoàng Liệt, phường Yên Sở.

Các quận gần quận Hoàng Mai

  • Phía Đông giáp huyện Gia Lâm
  • Đông Bắc giáp quận Long Biên.
  • Phía Tây và Nam giáp huyện Thanh Trì.
  • Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng
  • Tây Bắc giáp quận Thanh Xuân.

11.2. Món ngon đặc trưng quận Hoàng Mai

  • Tào phớ caramen
  • Bánh mì thịt nướng phô mai
  • Bún riêu thập cẩm
  • Bún đậu dồi rán
  • Bánh đa cá

12. Quận Hà Đông – Trụ sở cơ quan hành chính của thủ đô Hà Nội

12.1. Sơ lược về quận Hà Đông

Là một quận ngoại thành thuộc thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Quận nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông trước đây là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây cũ. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội.

Các quận ở Hà Nội, Hà Đông
Quận Hà Đông nguyên trước đây là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây cũ. Ảnh Internet

Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh nhất của thành phố.

Diện tích và các phường của quận Hà Đông:

  • Quận Hà Đông có diện tích: 47,9174km2. với Dân số: khoảng 225.100 người (năm 2009).
  • Bao gồm 17 phường: Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu, Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.

Các quận gần quận Hà Đông

  • Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức
  • Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ
  • Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân
  • Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.

12.2. Món ngon đặc trưng ở quận Hà Đông

  • Cánh gà sốt – Lẩu Son
  • Bún đậu Giang Béo
  • Nem nướng Hà Nội
  • Chim quay ngon nhất
  • Buffet Xèo Xèo
  • Bánh mỳ niêu thập cẩm
  • Bánh mỳ thịt xiên nướng Lạng Sơn

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào. Đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8 triệu người (năm 2018), sau Tp Hồ Chí Minh. Như vậy là chúng ta đã biết thêm về các quận, phường của Hà Nội rồi. Hy vọng các bạn đã có thêm thông tin bổ ích về Thủ đô của chúng ta, và hãy theo dõi Topnews.com.vn thường xuyên hơn để có thêm các thông tin bổ ích khác nhé.

Hoàng Tùng tổng hợp