1. Giới thiệu sơ về những ngôi chùa nổi tiếng ở Miền Bắc

Chùa nổi tiếng ở miền Bắc là từ khóa được quan tâm hàng đầu mỗi dịp Tết đến. Người Việt Nam ta luôn tâm niệm rằng những ngày đầu năm mới đến chùa, hái lộc, cầu bình an thì cả năm sẽ được vui vẻ và hạnh phúc. Cũng từ đây, những ngôi chùa luôn là điểm đến của rất nhiều gia đình. Không chỉ đến là cầu cho gia đình sức khỏe và hạnh phúc. Nhiều gia đình đến xin quẻ xăm đầu năm để lấy hên ngày đầu năm mới.

Miền Bắc là khu vực nổi tiếng với rất nhiều những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Chính điều này cũng góp phần giúp những ngôi chùa trở thành những điểm du lịch thu hút đông du khách những ngày đầu năm. Mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng vạn người cùng nhau đến những ngôi chùa. Đây đã trở thạnh một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.

vẻ đẹp chùa yên tử nổi tiếng ở miền bắc
Miền Bắc có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng. Ảnh Internet

2. Chùa Hương

2.1. Giới thiệu chùa Hương

  • Địa chỉ: Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng miền Bắc. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp cổ truyền trong tín ngưỡng đạo Phật của người Việt Nam ta. Nơi này là một trong số những điểm đến rải rác nằm trong thung lũng Suối Yên. Trong đó có 4 tuyến hành hương chính. Đó là:

  • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
  • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
  • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
  • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
chùa nổi tiếng ở miền bắc chùa hương yên bình
Vẻ đẹp chùa Hương yên bình. Ảnh Internet

2.2. Thời điểm thích hợp để đi chùa Hương

Bạn có thể đến thăm chùa Hương vào tất cả các khoảng thời gian trong năm. Nếu bạn muốn ghé thăm chùa Hương vào dịp lễ, bạn có thể đi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Trong đó khoảng thời gian mà chùa Hương diễn ra các lễ hội truyền thống rơi vào khoảng rằm tháng giêng đến hết tháng 2 âm lịch. Đây chính là lúc mà bạn có thể hòa mình vào những lễ hội đầu năm đặc sắc và độc đáo. Tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của người dân nơi đây cũng rất thú vị

di chuyển đến chùa hương chùa nổi tiếng ở miền bắc
Vẻ đẹp thơ mộng trên đường đến chùa Hương. Ảnh Internet

Tuy nhiên, nếu đi vào khoảng thời gian này, bạn cần cân nhắc kĩ. Đây là lúc mà dòng người đổ về đây rất tấp nập và đông đúc. Đi vào mùa lễ hội bạn rất dễ gặp tình trạng chen lấn, xô đẩy. Tệ hơn là bị chặt chém các dịch vụ ở đây với mức giá “cắt cổ”

chèo thuyền đến chùa hương
Bạn nên đến chùa Hương vào dịp vãng khách để tận hưởng vẻ đẹp nơi đây. Ảnh Internet

Nếu bạn đến thăm chùa Hương đơn thuần chỉ để vãn cảnh thì tốt nhất nên đi vào tháng 10, tháng 11. Lúc này thời tiết Hà Nội đang là cuối thu, chớm đông, rất mát mẻ thích hợp để khám phá. Đặc biệt cũng không quá đông đúc giúp bạn thoải mái khám phá nơi đây. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc những bông hoa súng nở rực rỡ trên dòng sông suối Yến. Những cánh đồng cỏ bông lau thơ mộng trải dài là khung cảnh hữu tình để bạn có thể lưu giữ những bức ảnh đẹp nhất.

2.3. Đi phương tiện gì đến Chùa Hương?

Bạn có thể đến thăm chùa Hương bằng nhiều cách khác nhau. Có thể di chuyển bằng xe busm xe máy, ô tô hoặc xe khách. Với quãng đường di chuyển không quá dài nen bạn hoàn toàn có thể đi bằng xe máy. Một trải nghiệm rất hấp dẫn chinh phục những chặng đường mới. Tuy nhiên, hợp lý nhất có lẽ là di chuyển bằng xe ô tô. Di chuyển bằng xe máy thường sẽ khá lạnh vào lúc sáng sớm khi đi và tối muộn khi trở về nhà. Khoảng thời gian di chuyển từ Hà Nội đến nơi đây bằng xe ô tô mất khoảng 1h30 phút.

vẻ đẹp bình yên chùa hương
Đi thuyền đến với chùa Hương. Ảnh Internet

Để đến được chùa Hương, bạn lựa chọn đi đò qua sông Suối Yên và cáp treo. Với quãng đường đi bộ từ dưới lên đến Chùa Hương cũng khá cao. Nếu bạn không đủ sức khỏe để đi bộ, bạn có thể lựa chọn đi bằng cáp treo. Chặng đường đến chùa đi bộ sẽ thú vị hơn bởi bạn có cơ hội tự do ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Đa phần mọi người đến chùa Hương đều đi về trong ngày. Vì vậy mà khách sạn hay nhà nghỉ ở khu vực này thường không phổ biến. Nếu bạn có nhu cầu lưu trú qua đêm, bạn có thể thuê nhà nghỉ ở Bến Đục.

3. Chùa Bái Đính

3.1. Giới thiệu về chùa Bái Đính

  • Địa chỉ: Chùa Bái đính nằm trong một quần thể chùa chiền. Ngôi chùa nổi tiếng nằm nằm ở núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, Huyện Gia Viên, Ninh Bình. Cách cố đô Hoa Lư khoảng 5km về phía Bắc, cách thành phố Ninh Bình khoàng 12km.
chùa bái đính chùa nổi tiếng ở miền bắc
Vẻ đẹp bình yên một góc ở chùa Bái Đính. Ảnh Internet

Chùa Bái Đính có thể được xem là một đại diện cho kiến trúc văn hóa chùa chiền mẫu từ xa xưa đến nay. Công trình kiến trúc đồ sộ với đại điện gồm 3 tầng và 13 mái lợp hình mũi hài truyền thống. Cùng với đó là bậc thềm trang trí rồng đá kiểu dáng truyền thống của nhà Lý, nhìn thẳng xuống giếng Ngọc.

Các bức tượng la hán được điêu khắc tỉ mẩn được bố trí khắp các hành lang chùa. Khuôn viên chùa Bái Đính rất rộng rãi, thoáng đãng và yên bình. Trong khuôn viên trồng rất nhiều cây xanh mát, là nơi rất lý tưởng cho các tăng ni phật tử đến chiêm bái và vãn cảnh.

3.2. Ghé thăm những điểm tham quan ở chùa Bái Đính

  •  Hang Sáng và Động Tối 

Đi qua hơn 300 bậc đá đến cổng Tam Quan, có một con dốc ngay ngã ba là lối dẫn đến hang Sáng, động Tối. Trong đó Hang Sáng là nơi thờ Thần và Phật. Như tên gọi của mình, ánh sáng trong hang là anh sáng tự nhiên rọi vào bên trong hang. Ngoài cửa có hai tượng thần uy nghiêm trấn giữ. Đi đến cuối hang bạn sẽ đến bên đền thờ thần Cao Sơn

hang sáng động tối chùa nổi tiếng ở miền bắc
Khám phá Hang Sáng, Động Tối. Ảnh Internet

Động tối được bố trí các đèn chiếu sáng tạo nên không gian huyền ảo. Các phần đá thạch nhũ được hình thành theo mạch nước ngầm chảy ở phía trên. Các buộc thang được trang trí chạm khắc hình rồng uốn lượng rất đẹp mắt. Đây chính là nơi thờ mẫu các vị tiên, nhiều tượng thờ được đặt sâu trong các ngách đá

  •  Đền thờ Thánh Nguyễn

Đền thờ có kiến trúc khá độc đáo theo kiểu tiền nhất, hậu công. Phía trước đền được thiết kế kiểu chữ Nhất. Phía sau thiết kế theo kiểu của chữ Công. Bên trong đền thờ có nhiều kiến trúc điêu khắc rất sinh động. Hình hoa văn tươi tắn, hình tượng rồng, lân vững chãi và khỏe khoắn

chùa bái đính nhìn từ trên cao
Chùa Bái Đính nhìn từ trên cao. Ảnh Internet

3.3. Vé thăm quan chùa Bái Đính

Bạn có thể tham quan chùa Bái Đính bằng xe điện với giá 30.000 đồng/ chiều. Đi đò để vào đến chùa Bái Đính mất khoảng 150.000 đồng/ người cho lượt thuyền chở từ 4- 5 khách. Đi thuyền bạn sẽ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ mới đến được đây.

hành hương đến chùa bái đính
Dịp Lễ Tết chùa Bái Đính thu hút rất đông du khách hành hương. Ảnh Internet

Bạn cần lưu ý rằng mùa cao điểm chính là khoảng thời gian mà rất nhiều các du khách đổ về đây tham quan. Các bến thuyền chở khách thường rơi vào tình trạng đông đúc, chen lấn. Bên cạnh đó là vấn bạn móc túi, trộm cắp rất dễ xảy ra. Bạn cần chú ý cẩn thận hơn

4. Chùa Yên tử

Chùa Yên Tử được xem là “Đất tổ Phật giáo Việt Nam” ta từ thời Đại Việt. Đây cũng là một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, nằm ở tỉnh Quảng Ninh hằng năm thu hút hàng triệu các phật tử đến chiêm bái và cầu an.

vẻ đẹp chùa yên tử nổi tiếng ở miền bắc
Chùa Yên Tử với kiến trúc đẹp và độc đáo. Ảnh Internet

4.1. Đến Yên Tử bằng cách nào?

Xuất phát từ thủ đô  Hà Nội đi hơn 125km về Uông Bí, Quảng Ninh. Sau đó rẽ vào đường Yên Tử, tiếp tục di chuyển thêm 9km nữa là bạn đã đến với núi Yên Tử

Để đến chùa Yên Tử bạn có thể đi bằng 2 cách:

  • Đi cáp treo: Với hệ thống cáp treo hiện đại bậc nhất Việt Nam giúp du khách có những trải nghiệm đáng nhớ khi đến chùa Yên Tử. Với chiều cao 450m và dài 1,2km, bạn có thể ngắm trọn vẹn được vẻ đẹp của núi Yên Tử từ cáp treo.
  • Đi bộ: Với địa hình đồi núi dài khoảng 6km sẽ khiến bạn gặp đôi chút vất vả khi đi bộ. Tuy nhiên điều này lại mang đến cho bạn những trải nghiệm rất thú vị.
đi cáp treo đến yên tử
Di chuyển bằng cáo treo đến chùa Yên Tử. Ảnh Internet

4.2. Thời gian nào đến Yên Tử?

Từ mùng 10 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch sẽ diễn ra những lễ hội ở Chùa Yên Tử. Lễ hội thường thu hút hàng vạn nguwoif dân từ khắp nơi về đây trẩy hội. Nếu bạn đến thăm chùa vào thời gian này sẽ gặp tình trạng đông đúc và chen lấn. Vì vậy nếu không bị giới hạn về thời gian, bạn nên tránh du lịch Yên Tử vào thời gian này. Thay vào đó hãy lựa chọn một vài khoảng thời gian khác trong năm để có thể thấy được Yên Tử khác lạ và bình dị đến lạ thường

chùa yên tử
Vẻ đẹp chùa Yên Tử. Ảnh Internet

4.3. Đến Yên Tử tham quan gì?

  • Suối giải oan, chùa giải oan: Tuy kiến trúc nơi đây không cầu kỳ nhưng lại toát lên vẻ đẹp cổ kính và truyền thống. Khi xưa vua Trần Nhân Tông đã xây dựng để giải oan cho những mỹ nữ, cung tần khi xưa đã vì mình mà chết
  • Chùa giải Oan: Hay còn gọi là chùa Hạ, đây là một trong 3 ngôi chùa chính ở trên núi Yên Tử. Chùa giải oan chính là điểm đến đầu tiên trong hành chình chinh phục núi Yên Tử
suối giải oan chùa nổi tiếng ở miền Bắc
Suối Giải oan là điểm đến rất độc đáo ở Yên Tử. Ảnh Internet
  • Chùa một mái: Ngôi chùa gồm 3 gian với 3 bàn thờ gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng. Đây là nơi lưu giữ huyền thoại về dòng sữa và đụn gạo
  • Chùa Hoa Yên: Nằm ở dộ cao hơn 543m so với mặt nước biển. Chùa Hoa Yên sở hữu nhiều cây tùng rất xưa, được vun trồng từ lúc vua Trần Nhân Tông len núi Yên Tử tu hành

5. Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Nhắc đến chùa nổi tiếng ở miền Bắc không thể bỏ qua cái tên Thiền viện Trúc Lâm (Chùa Tây Thiên). Chùa tọa lạc ngay trên một quả đồi ở lưng chừng đồi núi thuộc Tam Đảo. Cứ vào mỗi dịp tết đến xuân về, người dân từ tứ xứ lại nô nức trở về đây chiêm bái và mong cầu những điều tốt đẹp đầu năm mới. Mỗi năm lại có một khoảng thời gian người ta thấy chùa Tây Thiên đông đúc và nhộn nhịp. Chính những nét đặc biệt của Tam Đảo nói chung và chùa Tây Thiên nói riêng đã thu hút rất đông khách du lịch

thiền viện trúc lâm vĩnh phúc
Thiền viện Trúc Lâm – Vĩnh Phúc. Ảnh Internet

5.1. Đôi nét về chùa Tây Thiên

Cách thủ đô Hà Nội khoảng hơn một giờ lái xe ô tô, Tây Thiên dược mệnh danh là vùng “sơn thủy hữu tình” với một hệ sinh thái các loài động thực vật quý hiếm và phong phú. Tây Thiên nằm trên sườn núi Thạch Bàn, Tam Đảo. Bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mỗi một mùa, nơi đây đều sở hữu những nét đẹp riêng biệt và rất độc đáo

chùa tây thiên chùa nổi tiếng ở miền Bắc
Chùa Tay Thiên – Vĩnh Phúc. Ảnh Internet

5.2.  Đi chùa Tây Thiên thời gian nào hợp lý nhất?

Đi khám phá chùa Tây Thiên vào mùa xuân, bạn sẽ có cơ hội trẩy hội để cầu tài phúc cho gia đình cả năm. Bên cạnh đó là được tham gia nhiều hoạt động vui chơi đặc sắc và độc đáo. Còn nếu đến Tây Thiên vào mùa hè, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí cực trong lành và thanh bình. Được tham gia vào lễ sám hối ngay tại thiền Viện. Ngược lại nếu đi vào mùa mưa, bạn có thể tận hưởng bầu không khí mát mẻ và dễ chịu từ những cơn mưa tươi mát. Mỗi mùa đều có những nét đẹp riêng và độc đáo, vì vậy bạn không cần quá lo lắng liệu mình đi thời gian nào là phù hợp

hành hương đến chùa tây Thiên
Dòng người tham quan chùa Tây Thiên. Ảnh Internet

5.3. Tây Thiên – Vĩnh Phúc có gì?

Đây là một trong những thiền viện lớn nhất ở Việt Nam. Thiền Viện được xây dụng bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên. Kiến trúc xây dựng thiền viện mang đậm dấu ấn Phật giáo, là nơi giao lưu các dòng phật giáo các nước khác. Chính vì vậy mà nếu bạn đến Tây Thiên, có thể ghé thăm và thưởng lãm quang cảnh nơi đây.

trúc lâm tây thiên chùa nổi tiếng ơ miền bắc
Thiền viện Trúc Lâm hay còn gọi là chùa Tây Thiên. Ảnh Internet

Không chỉ nổi tiếng với Thiền viện Trúc Lâm, Tây Thiên còn được biết đến với khung cảnh thiên nhiên non nước hữu tình. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây say lòng du khách với vẻ đẹp vẫn còn mang đậm nét hoang sơ và hùng vĩ. Đến Tây Thiên, Tam Đảo, bạn sẽ có cơ hội được thả tâm hồn mình cùng núi rừng trong trẻo. Hay ấn tượng với sự hùng vĩ của dòng thác trắng xóa từ trên đỉnh đổ xuống ào ạt tựa như những bản nhạc thiên nhiên tuyệt vời.

thiên nhiên thanh binh ơ tam đảo
Thiên nhiên thanh binh ơ Tam Đảo. Ảnh Internet

Hi vọng bài viết trên đã giúp cho bạn có thêm được những gợi ý thú vị về những ngôi chùa nổi tiếng ở Miền Bắc. Viếng thăm chùa không chỉ để hòa mình vào không gian tĩnh lặng và linh thiêng mà còn là cơ hội để mọi người gửi gắm nhiều ước nguyện bình an. Chúc bạn và gia đình sẽ có những trải nghiệm ý nghĩa tại nơi đây.

Mỹ Duyên tổng hợp