Ngày Trái đất là một sự kiện thường niên được tạo ra để kỷ niệm môi trường của hành tinh và nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm môi trường. Ngày này được đánh dấu vào ngày 22/4, trên toàn thế giới xuất hiện các cuộc mít tinh, hội nghị, hoạt động ngoài trời và các dịch vụ.
1. Lịch sử ngày Trái đất
Trong lịch sử thì ngày Trái đất được thực hiện đầu tiên vào ngày 22 tháng 4 năm 1970. Do thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có tên Nelson thành lập. Ông chọn ngày chung với mùa xuân để tất cả mọi người có thể tham gia đồng thời không trùng vào dịp nghỉ lễ hay dịp thi để các sinh viên học sinh có một ngày hoạt động vì môi trường hữu ích, thiết thực và hiệu quả.
Ông có quyết định như vậy sau khi chứng kiến một thảm họa tràn dầu năm 1969 ở California. Ông hy vọng rằng nhờ có sự kiện ngày Trái đất mà thế giới sẽ trở nên sạch đẹp hơn. Môi trường sẽ được cải thiện tốt hơn. Cho nên sự kiện ngày Trái đất 2020 rất được mọi người trông đợi. Các bạn hãy tham gia sự kiện ý nghĩa này để có thể nâng cao cũng như cải thiện chất lượng môi trường trên toàn Trái đất
1.1. Người phát động phong trào Ngày Trái Đất
Ngày Trái Đất thứ hai này do ông Gaylord Nelson phát động vào ngày 22/4/1970. Ông nguyên là thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin-Mỹ, ngày này thu hút đông đảo quần chúng với 20 triệu người tham gia.
Dưới sự diễn thuyết của ông. Đây là ngày mà nhân loại suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống. Họ sẽ tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền của chính bản thân mình.
Trong ngày đặc biệt của thế giới sẽ diễn ra các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Thông thường, mọi người tổ chức các hoạt động như:
- Tổ chức trồng cây xanh
- Tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống.
- Thu gom và phân loại rác thải.
- Bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.
Những hành động mang lại ý nghĩa to lớn của ngày này sẽ được hiệp hội môi trường thế giới ghi nhận và trao giải.
1.2. Ngày Trái đất 2020 là ngày nào?
Như thường lệ thì vào ngày 22 tháng 4 hàng năm bắt đầu từ năm 1970 sẽ là khoảng thời gian các quốc gia cho tiến hành sự kiện ngày Trái đất. Đây chính là dịp mà tất cả mọi người trên thế giới có cơ hội để chung tay bảo vệ môi trường từ những công việc như nhặt rác, trồng cây hay ngưng sử dụng các loại đèn và thiết bị chiếu sáng hàng ngày sử dụng trong cuộc sống thời gian là 1 giờ. Đồng thời nhờ ngày Trái đất mà ý thức về môi trường của tất cả mọi người cũng hoàn thiện hơn thúc đẩy bảo vệ một Trái đất thân thiện với môi trường, trong lành sạch sẽ.
Mặc dù các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, chất lượng ngày một cao hơn. Nhưng rõ ràng con người với môi trường không thể tách rời nhau vì thế chắc chắn không thể tránh được những tác động của môi trường sống, như: thiên tai chỉ có thể dự báo để phòng tránh mà không thể điều khiển, thay đổi được.
Vì thế mỗi người trên quả địa cầu hãy đóng góp một phần nhỏ của mình, chung tay vì hành tinh xanh để hướng tới sự phát triển bền vững, giúp con người và cả hậu thế về sau có sức khỏe tốt hơn.
1.3. Ý nghĩa ngày Trái đất là gì?
Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.
2. Các hoạt động trong ngày Trái đất ở Việt Nam
Trong sự kiện hưởng ứng ngày Trái đất của Việt Nam thì có rất nhiều hoạt động diễn ra mà các bạn có thể tham gia vào bảo vệ môi trường. Các nhóm bạn trẻ có thể tập trung ở những khu vực có nhiều rác thải để cùng nhau dọn dẹp làm sạch môi trường hay là việc tuyên truyền người dân ngưng vứt rác bừa bãi.
Bạn có thể đăng ký tham gia ngày Trái đất cùng hội sinh viên tình nguyện. Để được phát đồng phục và cùng nhau làm các công việc ý nghĩa. Sự kiện này là cơ hội để các bạn trẻ có thể góp sức bảo vệ môi trường chung của toàn nhân loại. Hiểu được ý nghĩa lớn lao của việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức đối với môi trường sống.
2.1. Các hoạt động nhỏ bạn có thể làm giúp Trái đất tốt hơn
Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trên thế giới. Để góp phần vào chiến dịch này, các bạn có thể đăng ký tham gia ngày Trái đất cùng hội thanh niên tình nguyện hoặc đơn giản là tự mình làm sạch môi trường sống.
Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình.
- Không thực hiện các hành vi gây mất vệ sinh ô nhiễm môi trường như vứt rác bừa bãi
- Giữ gìn cây xanh
- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
- Rút các phích khỏi ổ cắm
- Sử dụng năng lượng sạch
- Nguyên tắc 3R: (reduce, reuse, and recycle): Giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế
- Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương
- Tiết kiệm giấy
- Giảm sử dụng túi nilông
- Tận dụng ánh sáng mặt trời
- Sử dụng các tiến bộ của khoa học
Chỉ cần một hành động nhỏ nhưng Trái đất của chúng ta sẽ tươi đẹp hơn. Tại sao mỗi chúng ta lại không cùng nhau chung sức phải không nào. Chính vì vậy ý nghĩa ngày Trái đất là vô cùng to lớn với tất cả sinh vật trên hành tinh.
Việc bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng ai. Bản thân mỗi một người đều phải có trách nhiệm với môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ được cuộc sống của mỗi chúng ta cũng như của các thế hệ con em chúng ta sau này.
3. Sự kiện Giờ trái đất
Được khởi xướng từ năm 2007 tại Sydney (Australia). Giờ Trái Đất là sự kiện duy nhất, lớn nhất, có nhiều người tham gia nhất trên Trái Đất. Bằng những hành động nhỏ như tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Tiết kiệm nước, trồng thêm một hàng cây xanh sẽ mang đến ý nghĩa lớn cho cộng đồng, tạo thành thói quen tiết kiệm năng lượng. Bảo vệ môi trường trong suốt cả năm.
Giờ trái đất là sự kiện hoạt động hằng năm do Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế phát động. Vào thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hằng năm từ lúc 20h30 đến 21h30 giờ địa phương của các quốc gia, các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh hay các tòa nhà và công trình nổi tiếng sẽ tắt toàn bộ các loại đèn và thiết bị chiếu sáng khác không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
3.1. Ý nghĩa của giờ Trái đất
Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở con số triệu kW điện tiết kiệm được. Không nằm ở bảng báo cáo thành tích đáng tự hào của từng quốc gia, từng địa phương, bởi thực tế chỉ trong 1 giờ tắt đèn, trái đất phải gánh chịu những tổn thất nặng nề cả về tài nguyên lẫn môi trường.
Đây là chiến dịch trong đó tất cả mọi người trên thế giới liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
3.2. Thông điệp Giờ trái đất năm 2020 là gì?
Chiến dịch Giờ trái đất năm nay có thông điệp chính là “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ Trái đất”. Với thông điệp này ban tổ chức muốn góp một phần công sức của mình vào nỗ lực phòng chống biến đổi khí hậu chung của toàn thế giới. Bên cạnh đó hoạt động Giờ trái đất năm nay. Muốn kêu gọi mọi người cùng tiết kiệm năng lượng sử dụng hằng ngày. Bảo vệ môi trường sống xung quanh bằng những hoạt động thiết thực nhất.
Trên đây là những thông tin về ngày Trái đất mà Topnews.com.vn cung cấp cho bạn. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngày cực kỳ ý nghĩa này để có thể góp phần bảo vệ Trái đất thân yêu. Với những hoạt động nhỏ nhưng bạn sẽ góp phần thay đổi không chỉ bản thân mà cả mọi người xung quanh mình vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Gia Vĩ tổng hợp