Nhổ răng khôn luôn là nổi ám ảnh của hầu hết tất cả mọi người. Nhưng thực chất nhổ răng khôn có kinh khủng đến vậy không, những lưu ý bạn cần biết khi nhổ răng khôn. Hãy tham khảo ngay trong bài viết này nhé.
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn là tên gọi để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng hay gọi là răng số 8. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ khi mới mọc răng hay khi đã thay răng mà xuất hiện cuối cùng. Thường ở người trưởng thành từ 16 – 30 tuổi.
Do mọc sau cùng, khi vòm miệng không đủ chỗ để những chiếc răng khôn có thể mọc bình thường. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng. Nguy hiểm hơn là khi răng khôn mọc ngầm ở dưới hoặc được phần lợi bọc kín rồi đâm ngang qua chiếc răng số 7 gây nhiễm trùng, khít hàm, sưng, đau nhức…
Vì thế, răng khôn mọc lệch thường được chỉ định nhổ bỏ để tránh tình trạng nhiễm trùng, tiêu xương ở ổ răng bên cạnh, hư hại răng bên cạnh hoặc tạo nang răng xương hàm.
2. Chức năng của răng khôn
Gọi là răng khôn bởi chúng được mọc ở thời điểm khi chúng ta trưởng thành, đủ nhận biết. Đây là chiếc răng mọc cuối cùng mỗi bên hàm, thường ở độ tuổi 16 đến 30. Thời điểm này khi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển khiến cho xương trở nên cứng đặc hơn. Thực tế, răng khôn không có một ý nghĩa nào đặc biệt về chức năng thẩm mỹ hay nhai. Bên cạnh đó nó còn gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như viêm nhiễm, đau nhức.
3. Có nên nhổ răng khôn không
Vì không có đủ chỗ để mọc thì việc răng khôn mọc lệch sẽ gây đau hoặc gây khó chịu. Nếu như chỉ có một phần trồi lên và bị hư hại thì nhiều răng khác lân cận cũng sẽ bị hư hại khi nó không được làm vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy các bác sĩ Nha khoa khuyên rằng, bạn nên nhổ răng khôn để tránh những tổn hại về sau.
3.1. Vì sao nên nhổ răng khôn
Nếu răng khôn mọc kéo dài gây ra những tình trạng đau nhức, căng thẳng, không thể ăn nhai… gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, bạn nên xem xét nhổ chiếc răng không có chức năng này càng sớm càng tốt, chấm dứt sự đau đớn khó chịu.
Hơn thế nữa, răng khôn nằm ở vị trí sâu nhất của hàm răng, rất khó chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Quá trình mọc răng khôn cũng gây tích tụ nhiều vi khuẩn, dễ gây sâu răng. Vì thế bạn cũng cần nhổ răng khôn tránh gây viêm nhiễm.
3.2. Khi nào nhổ răng khôn
Trong những trường hợp được chỉ định dưới đây, bạn nên sớm thực hiện phẫu thuật nhổ răng khôn:
- Răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
- Răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu.
- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo khe giữa các răng, gây nhồi thức ăn, lở loét nướu hàm răng.
- Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, làm răng giả.
3.3. Khi nào không nên nhổ răng khôn
Không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ, bạn vẫn có thể giữ răng khôn khi:
- Đang mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu.
- Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch.
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh.
4. Một số vấn đề lưu ý khi nhổ răng khôn
4.1. Chảy máu
Chảy máu là điều không thể tránh khỏi khi nhổ răng khôn, nó chỉ xuất hiện trong vào giờ đầu, bạn không nên lo lắng. Để giảm bớt tình trạng này, người bệnh hãy ngậm chặt miếng gạc bông vô trùng. Trường hợp lượng máu ra quá nhiều thì cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa kịp thời để xử lý.
4.2. Đánh răng
Chúng ta nên vệ sinh sạch sẽ các vùng răng khác, cần cẩn thận tránh chạm vào vùng răng mới nhổ. Bởi nó sẽ gây tổn thương lâu lành. Vệ sinh sạch sẽ là điều thực sự cần thiết để có được hàm răng khỏe.
4.3. Sưng, đau
Sưng, đau là hiện tượng bình thường khi nhổ răng chứ không chỉ riêng răng khôn. Bạn có thể chườm đá lạnh bên ngoài vùng bị sưng để làm giảm bớt hiện tượng này. Ngoài ra nếu đau quá có thể uống thuốc giảm đau và thuốc chống viêm nhiễm theo chỉ định của bác sĩ.
4.4. Chế độ dinh dưỡng
Chúng ta nên ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp thịt xay, rau củ quả…Tránh những đồ ăn cay nóng cứng trong những ngày đầu mới nhổ răng
5. Răng khôn nhổ có đau không
Thực ra, việc nhổ răng khôn không quá đáng sợ như bạn vẫn nghĩ. Thuốc tê có tác dụng trong 1-2h sẽ hỗ trợ quá trình nhổ răng của bạn diễn ra nhẹ nhàng. Vì trước khi nhổ răng khôn, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, chụp phim X-quang để định vị được khoảng cách của răng khôn tới các răng khác và dây thần kinh để có phương pháp nhổ răng phù hợp, hạn chế xâm lấn và đảm bảo không bị ảnh hưởng.
6. Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu rất hay gặp trong răng hàm mặt. Sau khi nhổ răng rất nhiều nguy cơ, tai biến có thể xảy ra, vì vậy bạn cần phải nắm rõ những lưu ý sau đây:
- Uống thuốc theo đơn và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.
- Chườm lạnh để giảm sưng cứ 30 phủ rồi nghỉ 30 phút.
- Súc miệng nhẹ bằng nước muối nhạt sau 24h đầu.
- Ngày đầu ăn những thức ăn lỏng. Sau khoảng 1-2 tuần, chân răng khôn vừa nhổ sẽ dần liền thương và bạn có thể ăn, nhai bình thường.
Và đừng quên:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi nhổ răng cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để huyệt ổ răng lành thương và cầm máu ổn định.
- Giảm đau bằng cách uống thuốc: Thường sau khi hết thuốc tê sẽ gây đau huyệt ổ răng. Lúc này, thuốc giảm đau là vô cùng hữu hiệu trong các trường hợp này.
- Giảm sưng bằng cách chườm lạnh: Sưng sau nhổ răng là khá phổ biến. Bạn cần thường xuyên chườm đá lạnh liên tục để giảm bớt sưng đến khi ổn định.
- Nếu tình trạng sưng, đau, sốt kéo dài kèm theo chảy máu không dứt. Lúc này, bạn nên được điều trị, tránh nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác.
Ngoài những lưu ý trên thì việc nhổ răng khôn còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của các bác sĩ trực tiếp điều trị, cùng trang thiết bị nha khoa. Vì vậy, để đảm bảo vết thương nhanh lành, không đau nhức, bạn nên lựa chọn các địa chỉ bệnh viện uy tín, cơ sở vật chất hiện đại. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi Chuyên mục Phụ nữ của Topnews.com.vn để có thêm cho mình những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé.
Hoàng Tùng tổng hợp