1. Bản chất ô nhiễm không khí
Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí là quá trình nhiều tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học làm thay đổi các đặc tính tự nhiên của không khí mà con người đang hít thở ở trong nhà hoặc ngoài trời. Các chất gây ô nhiễm được chứng minh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng bao gồm:
- Hạt vật chất, hay còn gọi là bụi mịn (PM);
- Ozone (O3);
- Nitơ dioxide (NO2);
- Sulfur dioxide (SO2).
Vào năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của WHO (IARC) đã phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời và các hạt vật chất bụi mịn thuộc nhóm chất gây ung thư. Đặc biệt, những hạt vật chất có đường kính nhỏ hơn 10 và 2,5 micron (PM10 và PM2,5) có nguy cơ gây ra rủi ro cho sức khỏe con người bằng cách xâm nhập sâu vào đường phổi và đi vào máu, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và hệ hô hấp.
2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí
2.1. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí từ tự nhiên
Các tác nhân gây ra ô nhiễm không khí xuất phát từ tự nhiên có thể kể đến như là:
- Bụi từ nguồn tự nhiên, thường là diện tích đất lớn có ít hoặc không có thảm thực vật.
- Methane được thải ra bởi quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật như gia súc.
- Khí Radon từ sự phân rã phóng xạ trong lớp vỏ trái đất. Radon là một loại khí không độc, không mùi, tự nhiên, phóng xạ tự nhiên hình thành từ sự phân rã của radium, nó được xem là mối nguy hiểm cho sức khoẻ. Radon từ các nguồn tự nhiên có thể tích lũy trong các tòa nhà, đặc biệt là trong khu vực kín như tầng hầm và nó là nguyên nhân thường gặp nhất thứ hai của ung thư phổi, sau hút thuốc.
- Khói và carbon monoxit từ cháy rừng.
- Thực vật, ở một số vùng, thải ra một lượng đáng kể các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) trong những ngày ấm áp hơn. Các VOC này phản ứng với các chất gây ô nhiễm chủ yếu do con người – NOx, SO2 và các hợp chất cacbon hữu cơ anthropogenic – để tạo ra một đám mây mờ theo mùa của các chất ô nhiễm thứ cấp. Kẹo cao su đen, cây dương, cây sồi và cây liễu là một số ví dụ về thực vật có thể tạo ra lượng VOCs phong phú. Sản lượng VOC từ những loài này dẫn đến mức ozon cao gấp 8 lần so với các loài cây có ảnh hưởng thấp.
- Hoạt động núi lửa, tạo ra lưu huỳnh, clo và tro bụi.
2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí từ công nghiệp
Các tác nhân từ công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Các tác nhân này có thể kể đến như là:
- Nguồn cố định bao gồm các ngăn khói của các nhà máy điện, các cơ sở sản xuất và lò đốt chất thải, cũng như lò nung và các loại thiết bị sưởi ấm nhiên liệu khác. Ở các nước đang phát triển và các nước nghèo, đốt sinh học truyền thống là nguồn gây ô nhiễm không khí chính; Sinh khối truyền thống bao gồm gỗ, chất thải cây trồng và phân.
- Nguồn di động bao gồm xe cơ giới, tàu biển và máy bay.
- Do cháy rừng.
- Hơi khói từ sơn, hơi xịt và các dung môi khác.
- Chất thải lắng đọng trong các bãi chôn lấp, tạo khí mê-tan. Methane rất dễ cháy và có thể tạo thành các hỗn hợp nổ với không khí hoặc trong một không gian kín. Gây gạt thở hoặc nghẹt thở có thể xảy ra nếu nồng độ oxy giảm xuống dưới 19, 5% do sự dịch chuyển.
- Tài nguyên quân sự, chẳng hạn như, vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học.
- Quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx
- Các chất hữu cơ chưa cháy hết có thể biến thành bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
2.3. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí từ giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư.
- Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4
- Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
- Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
2.4. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí từ sinh hoạt
Trong quá trình sinh hoạt, những hoạt động hằng ngày của chúng ta cũng sẽ gây ra ô nhiễm không khí, chủ yếu từ:
- Quá trình đun nấu, sử dụng các nguyên liệu đốt.
- Việc vứt rác bừa bãi, bảo quản thức ăn không tốt, sử dụng các chất tạo mùi,…
- Các hoạt động nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu
- Hút thuốc lá, sử dụng bia rượu,…
- Một số loại hoa tạo nhiều phấn hay mùi mạnh như hoa sữa, hoa ly,… được trồng ở nhiều nơi.
- Sự lây lan và phát triển một số dịch bệnh về đường hô hấp trong khu dân cư như cúm, lao,…
3. Hiện trạng môi trường không khí ở Việt Nam
3.1. Hiện trạng không khí ở Việt Nam
Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.
Năm 2016, GreenID công bố báo cáo Sơ lược tình trạng môi trường Hà Nội và TP.HCM:
- Hà Nội: chỉ số AQI trung bình là 121, nồng độ bụi PM2.5 là 50.5 gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị từ WHO (10 µg/m3).
- TP.HCM: chỉ số AQI trung bình là 86, nồng độ bụi PM2.5 là 28.3 cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp ba lần khuyến nghị từ WHO.
- Đối với vùng nông thôn: Nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề, xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu,…
3.2. Hà Nội và TP.HCM đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
Lúc 10h ngày 26/9, trang Airvisual ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội và TP.HCM lần lượt là 187 và 172, dẫn đầu danh sách các thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới. Xếp thứ 3 là thành phố Jakarta của Indonesia, quốc gia đang có cháy rừng.
Điều này gây hại đến sức khỏe người dân, nhất là người có tiền sử bệnh hô hấp, tim mạch. AQI từ 100 trở lên đã ảnh hưởng đến sức khỏe, nên khi AQI gần ngưỡng 200 thì mức độ gây hại sẽ cao hơn. Nguy hiểm nhất là bụi mịn PM2.5 và PM10 có kích thước rất nhỏ, đi sâu vào cuống phổi, gây ra các bệnh về hô hấp.
Về nguyên nhân khiến Hà Nội và TP.HCM ô nhiễm không khí chủ yếu do việc quá tải dân số. Với tốc độ đô thị hóa quá nhanh, các hoạt động giao thông, sản xuất và xây dựng diễn ra nhộn nhịp đã thải lượng khói bụi lớn lên bầu trời. Thông thường, khói bụi sẽ phát tán xung quanh nhưng khi gặp thời tiết bất lợi, các chất ô nhiễm bay lơ lửng ở tầng thấp.
4. Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
Tác hại trực tiếp
- Gây ra các bệnh về hô hấp: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, dị ứng….
- Ung thư: Hít phải nhiều khí độc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Không chỉ thế, khí độc vận chuyển trong cơ thể, gây ung thư nhiều bộ phận khác
- Ảnh hưởng tới não bộ: ô nhiễm có thể tác động tới não bộ, làm suy giảm nhận thức và mất trí nhớ
- Ảnh hưởng tới tim mạch: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ
- Một số bệnh khác như gây vô sinh ở nam giới, tăng nguy cơ tiểu đường, làm tổn hại da, kích thích các bệnh về mắt,…
Tác hại gián tiếp:
- Ô nhiễm không khí gây hại cho hệ động thực vật. Qua đó, làm giảm chất lượng cuộc sống con người
5. Cần làm gì để cải thiện chất lượng không khí?
- Giới thiệu ứng dụng công nghệ sạch trong công nghiệp để giảm lượng khói và khí thải, cũng như cải thiện khả năng quản lý chất thải;
- Đảm bảo cho người dân tiếp cận với nguồn năng lượng sạch có giá cả phải chăng, sử dụng để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng trong các hộ gia đình;
- Ưu tiên cho giao thông công cộng trong khu vực đô thị, bao gồm đường cho xe buýt, người đi bộ, đi xe đạp và du lịch đường sắt liên tỉnh thành;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà, góp phần làm cho các thành phố xanh hơn, giảm áp lực và từ đó tiết kiệm năng lượng hơn;
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện;
- Xây dựng trường học, bệnh viện hoặc nhà ở cách xa các nguồn ô nhiễm chính như đường cao tốc, khu công nghiệp;
- Đầu tư nguồn kinh phí lắp đặt hệ thống lọc khí ở những khu vực có mức độ ô nhiễm cao, hỗ trợ người dân giảm tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Giải quyết lượng khí thải liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa;
- Tham gia ủng hộ các tổ chức vì môi trường, lên tiếng và hành động vì ô nhiễm không khí
- Đưa ra các chiến lược để giảm thiểu chất thải, phân loại, tái chế, tái sử dụng và tái xử lý rác thải.
- Trồng nhiều cây xanh.
6. Hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí
Để bảo vệ bản thân trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, chúng ta cần:
- Cập nhật thông tin chất lượng không khí cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe.
- Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường).
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.
- Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải sinh hoạt.
- Không nên đốt rơm rạ khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn.
- Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong.
- Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
- Cần che chắn kỹ các công trình xây dựng phát thải nhiều khói bụi.
- Trồng thêm cây xanh góp phần bảo vệ môi trường trong lành.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Topnews.com.vn có thể giúp bạn hiểu hơn về ô nhiễm không khí đang là một vấn đề đáng lưu tâm trong xã hội. Hãy tích cực hơn trong các hoạt động bảo vệ môi trường và sức khỏe của chúng ta.
Gia Vĩ Tổng Hợp