1. Hoa Ưu Đàm được tìm thấy lần đầu tiên ở đâu?
Trong những năm gần đây, có một loại hoa màu trắng tinh khiết với hình dáng tựa chiếc chuông nhỏ. Với cánh hoa mỏng manh thường xuất hiện trên những pho tượng lớn. Đặc biệt là trên tượng Phật tại nhiều quốc gia trên Thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Người ta nói đó là hoa Ưu Đàm (tiếng Phạn: Uḍumbara) cực kỳ quý hiếm. Phải thật sự may mắn mới có thể thấy hoa xuất hiện, bởi vì chỉ 3000 năm hoa mới nở một lần.
Lần đầu tiên người ta tìm thấy loại hoa này là ở Hàn Quốc vào ngày 7/1997. Trên bức tượng Phật Như Lai của chùa Phật giáo ở Kyungki-Do. Điều đáng chú ý nhất là 24 bông hoa này lại mọc ở ngực bức tượng đồng, vàng và mỗi bông chỉ dài khoảng 0,2cm. Hoa có màu trắng tinh khôi với những cánh hoa nhỏ nhắn, đôi khi phảng phất mùi hương nhẹ. Lúc này, có rất nhiều người đổ xô đến xem sự xuất hiện của loài hoa quý và hi vọng có thể mang lại may mắn cho mình.
2. Đây có thực sự là loài hoa trong truyền thuyết?
Vào thời điểm hoa được tìm thấy, người ta nói đây chính là loại hoa Ưu đàm. Loại hoa trong truyền thuyết Phật Giáo chỉ xuất hiện và nở sau 3000 năm, bởi lẽ, hình dáng của chúng rất giống nhau. Trong khoảng vài năm sau khi những bông hoa đầu tiên được tìm thấy. Loài hoa này tiếp tục được phát hiện tại nhiều ngôi chùa lớn nhỏ ở Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Úc, Pháp,… Đặc biệt, năm 2012 hoa Ưu đàm đã xuất hiện tại Việt Nam. Thậm chí còn có người cho rằng đã nhìn thấy ánh háo quang phát ra từ những bông hoa này.
Tuy nhiên, điều đáng nói nhất ở đây là không chỉ được tìm thấy trên các tượng Phật. Hoa Ưu đàm còn được phát hiện trên các thanh sắt, khung cửa sổ, những tảng đá, cửa nhôm,…
2.1. Thực hư về loài hoa quý
Trước hiện tượng mọi người đổ xô nhau đến xem loài hoa quý. Thì kết quả nghiên cứu của GS.TS khoa học Trịnh Tam Kiệt ở phòng Công nghệ và giống gốc nấm, viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học đã đưa ra. Đây thực chất chỉ là sinh vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô, hay còn gọi là nấm nhầy. Thân của thể nhầy này mới phát triển, chưa có hoa và cũng trong suốt như pha lê. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh sôi và phát triển mang bào tử trông giống như một loài hoa.
Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng, chưa đủ cơ sở để khẳng định đây là một loài nấm nhầy. Vì nấm nhầy không dễ xuất hiện cả trên đồng, sắt và trên lá cây giống như ảnh các báo chí đã nêu.
Theo khảo sát của một số tài liệu khoa học. Thực chất loài hoa mà mọi người đang nhầm tưởng chỉ là trứng của loài côn trùng có tên khoa học là Chrysopa perla hoặc Lacewings, tức loài muỗi cỏ. Muỗi cỏ là loài côn trùng săn mồi, đẻ trứng trên gỗ, kính, kim loại và các vật liệu cứng khác. Loài này có trên 1300 dạng khác nhau, phần lớn trứng của chúng đều sẽ có hình dạng nhỏ dài. Phần cuối của trứng được cố định trên vật thể chủ nhằm nâng đỡ phần đầu trứng để tránh bị các côn trùng khác tấn công.
Trứng của loài muỗi cỏ này có khi tập trung một vài đến hàng chục trứng trên một thân. Vì thế nhìn bề ngoài giống như một chùm hoa.
3. Hoa Ưu đàm trong kinh Phật
Hoa Ưu đàm hay còn gọi hoa Ưu đàm bà la, được phiên âm trong tiếng Phạn là Udumbara. Đây là một trong “Tứ đại cát hoa” đem lại may mắn của Phật giáo. Tứ hoa này là hoa Ưu đàm, hoa Cà độc dược, hoa Sen và Chi mộc lan hoặc Sơn ngọc lan.
Cây Ưu đàm có địa vị ngang với cây bồ đề của Phật giáo. Loài hoa này thường xuyên xuất hiện trong kinh Phật và trong “Diệu pháp liên hoa kinh” quyển 7 có nói:. “Khó gặp được đức phật giống như hoa Ưu đàm”. Cũng có thể hiểu như việc gặp được Đức Phật Đà xuất thế khó như thế nào.
3.1. Xét về thân của hoa Ưu đàm
Nết xét về thân cây, thì trong “Trường a hàm kinh” quyển 26 có nói. Ưu đàm bà na là một trong năm loại cây phát triển to lớn, có thể che khuất những cây nhỏ phía dưới. Điều này khiến chúng không có ánh sáng và không thể phát triển được.
3.2. Xét về hoa
Xét về hoa, thì hoa Ưu đàm xuất hiện để dự báo điềm lành, may mắn. Hoa thường nở về đêm, có mùi hương thơm và sáng hôm sau là sẽ héo. Đây được coi là hoa của trời, chỉ khi nào Phật Như Lai hạ thế, Kim Luân Vương xuất hiện trên thế gian, lấy phúc đức phổ độ chúng sinh thì mới gây cảm ứng và hoa xuất hiện.
Bên cạnh đó, trong “Ưu đàm bà na kinh” cũng có nhắc đến loại cây này. Đây là loại cây có quả, khi chín có thể ăn được, có vị ngọt, khỉ và vượn rất thích. Qua câu nói này chúng ta có thể thấy, cây U đàm bà na là loại cây có quả ăn được, thân cây phải lớn thì mới đủ sức chịu đựng để vượn leo trèo hái quả.
Từ những giả thuyết trên, những bông hoa được tìm thấy hiện nay không thể là hoa Ưu Đàm được.
4. Ý nghĩa của hoa Ưu đàm được nói đến trong Phật giáo
Như đã được đề cập ở trên, hoa Ưu đàm là loài hoa linh thiêng trong tín ngưỡng Phật giáo. Chỉ khi nào con người hướng thiện, quan tâm và yêu thương lẫn nhau. Xã hội bình an, mọi người đều được hạnh phúc và ấm no thì hoa Ưu đàm mới nở. Và con người ta luôn tin rằng, vẻ đẹp thuần khiết, tinh diệu của loài hoa này sẽ mang đến điềm lành và niềm hạnh phúc cho những ai có cơ duyên nhìn thấy chúng.
Cho đến thời điểm hiện tại, việc hoa Ưu đàm nở vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Vì cho đến nay, vẫn chưa ai có thể khẳng định được chính xác hình dáng hãy những đặc điểm của loài hoa linh thiêng này. Chỉ biết rằng, đây là loài hoa mang đến nhiều điều may mắn và hạnh phúc.
Hiền Anh tổng hợp