1. Nhói bụng dưới có nguy hiểm hay không?
Một số người bị đau bụng dưới nhưng lại chủ quan, không ngờ được những biến chứng nguy hiểm từ biểu hiện này. Vùng bụng dưới được xem là một phần quan trọng của cơ thể. Vùng bụng dưới chứa nhiều cơ quan như ruột già, một phần ruột non đường tiết niệu, cơ quan sinh sản của nam và nữ.
Về khái niệm, đau bụng dưới là tình trạng đau ở vùng bụng dưới ngang rốn. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau theo từng cơn. Để bớt đau đôi khi chỉ cần hơi gập người xuống là đỡ. Tuy vậy cơn đau này sẽ có những biểu hiện, tính chất khác nhau, tùy vào căn nguyên của bệnh.
Theo các chuyên gia y tế, khi có biểu hiện bất thường ở vùng bụng dưới rốn, xuất hiện các cơn đau âm ỉ, không dứt thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bởi vì những cơn đau này có thể gây nên những ảnh hướng đến sức khỏe lâu dài. Việc đi khám ngay là tận dụng thời gian vàng để kịp thời phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
2. Những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới ở nữ
2.1. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Ở giai đoạn tiền kinh nguyệt, cơ thể có thể những biểu hiện tính khí thất thường và thèm ăn. Nó cũng có thể gây ra đau bụng, đau lưng, nhức đầu và nổi mụn. Thay đổi nội tiết có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Cần duy trì chế độ sinh hoạt đều đặn, luyện tập thể dục thể thao và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để làm giảm các triệu chứng nói trên.
2.2. Giai đoạn rụng trứng cũng có thể gây đau bụng dưới ở nữ
Nếu bạn cảm thấy đau nhói, âm ỉ ở bụng dưới vào giai đoạn giữa 2 kỳ kinh thì cơ thể bạn có thể đang trong giai đoạn rụng trứng. Điều này hoàn toàn bình thường ở nhiều người. Giai đoạn rụng trứng, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng trưởng thành cùng với một số chất dịch và máu, có thể gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra triệu chứng này.
2.3. Các cơn co bóp tử cung
Trong cơ thể phụ nữ, mỗi tháng, lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo nơi trú ẩn cho phôi thai hình thành. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ rời khỏi cơ thể. Hiện tượng co bóp tử cung gây ra là để giúp đẩy các chất thải này ra ngoài, người ta gọi là hiện tượng kinh nguyệt. Lúc này cơ thể sẽ có cảm giác đau từng cơn ở bụng dưới, thường diễn ra theo chu kỳ, kéo dài 1 – 3 ngày đầu có kinh. Để giảm bớt cơn đau, các bạn có thể chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm.
2.4. Hiện tượng mang thai ngoài tử cung
Hiện tượng mang thai ngoài tử cung ở nữ giới là trường hợp nguy hiểm, đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nó xảy ra khi phôi thai hình thành và phát triển ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm đau vùng chậu dữ dội hay cảm giác chuột rút ở 1 bên, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Trường hợp này cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh ngay lập tức.
2.5. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng hình thành khi có những nang không bao giờ phát triển thành trứng trưởng thành. U nang buồng trúng thường vô hại khi còn nhỏ. Nhưng khi nó lớn lên, nó sẽ có thể gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. Khi khám phụ khoa hoặc siêu âm có thể phát hiện ra nang buồng trứng.
2.6. U xơ tử cung
Ở cơ thể một số phụ nữ, u xơ tử cung phát triển trong thành tử cung. U xơ tử cung thường phổ biến ở phụ nữ tuổi 30 – 40 và chúng thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể có hiện tượng đau thắt lưng, đau bụng hoặc ảnh hưởng tới sự mang thai. Nên thăm khám và theo dõi thường xuyên nếu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn.
2.7. Triệu chứng đau bụng dưới của viêm ruột thừa
Nếu bạn cảm thấy đau nhói vùng bụng dưới bên phải, đau âm ỉ liên tục, bị buồn nôn và sốt thì có thể là bạn đang bị viêm ruột thừa. Trường hợp này bạn cần phải khẩn cấp đến ngay bác sỹ. Ruột thừa là phần không có chức năng nào đối với cơ thể. Tuy nhiên nếu không được phẫu thuật cắt bỏ kịp thời, phần ruột thừa bị viêm này sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và có thể dẫn đến tử vong.
2.8. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là hiện tượng vi trùng tấn công vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng thường gặp. Biểu hiện thường gặp là đau vùng bụng dưới, đi tiểu đau buốt và hay tiểu mót. Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể kể đến như viêm thận, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh này thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu được chữa trị kịp thời.
3. Đau bụng dưới ở nam giới như thế nào?
Ngoài những triệu chứng phổ biến ở nữ, ở nam cũng rất hay gặp tình trạng này. Nhiều nam giới thường chủ quan. Tuy nhiên hiện tượng này đều có thể phản ánh tình trạng bệnh lý nghiêm trọng ở nam giới.
3.1. Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt có thể gây ra hiện tượng viêm, sưng tuyến tiền liệt. Những triệu chứng này gây đau vùng bụng dưới đi kèm với sốt, buồn nôn, đau quanh gốc dương vật, tinh dịch có máu kèm theo. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như vô sinh, hiếm muộn.
3.2. Xoắn tinh hoàn
Những triệu chứng lâm sàng như đau bụng dưới đột ngột hoặc dữ dội do thừng tinh bị xoắn quanh tinh hoàn. Nếu bị xoắn tinh hoàn bệnh nhân cần được cấp cứu ngoại khoa và phẫu thuật can thiệp kịp thời.
4. Hướng xử lý khi bị đau bụng dưới
Nếu bạn không may gặp phải các triệu chứng nêu trên, cần khẩn trương thực hiện:
- Tạm dừng công việc đang làm để xoa dịu cơn đau. Nếu tình trạng nặng, nên được đưa đi cấp cứu kịp thời, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.
- Sử dụng quần áo thoáng mát, tránh mặc quá chật khiến cơn đau dữ dội.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp nên rất nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh nghiêm trọng. Khi cơn đau kéo dài và xuất hiện những biểu hiện bất thường bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cập nhật thường xuyên thông tin hữu ích về sức khỏe để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho mình và người thân, bạn nhé!
Đức Lộc