1. Giờ Trái Đất là gì?
Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour). Đây là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khởi xướng. Nhằm khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ. Vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Giờ Trái Đất được coi là một sáng kiến toàn cầu nhằm nâng cao ý thức của người dân về tiết kiệm năng lượng và biến đổi khí đậu. Bên cạnh đó, đây cũng là sự kiện duy nhất, lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất trên Trái Đất.
Cho đến nay, chiến dịch Giờ Trái Đất đã nhận được sự hưởng ứng của hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia trên thế giới. Đã có hơn 2,2 tỷ người hưởng ứng trong đêm tắt đèn thông qua các mạng truyền thông xã hội. Và Việt Nam bắt đầu tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất từ năm 2009.
2. Mục đích của sự kiện Ngày Trái Đất
Mục đích của sự kiện Giờ Trái Đất chủ yếu là đề cao việc tiết kiệm điện năng. Giảm lượng khí thải điôxít cacbo – một loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, Giờ Trái Đất còn khuyến khích mọi người trên toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững.
Logo của chương trình Giờ Trái Đất trước đây được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Nhưng cho tới hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu “+” đằng sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
3. Thông điệp của Giờ Trái đất qua từng năm
- Năm 2007 Giờ Trái Đất được tổ chức tại thành phố Sydney. Giúp giảm thiểu 10,2% sản lượng điện, 24,86 tấn khí CO2.
- Năm 2008 – “Chúng tôi đã tắt đèn”. Với 35 quốc gia trên khắp thế giới tham gia.
- Năm 2009 – “Tắt đèn, Bật tương lai”. Đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia, giảm được 140 MW, tiết kiệm 133 triệu đồng
- Năm 2010 – “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có 92 quốc gia đăng ký tham gia.
- Năm 2011 – “Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu”. Tại Việt Nam đã tiết kiệm được 400.000 kWh tương đương 500 triệu đồng.
- Năm 2012 – 2013 – “Tôi và bạn hãy cùng hành động”. Số người hưởng ứng lên đến 1,8 tỷ người. Tạo chuyển biến lớn trong tiết kiệm năng lượng và chống biến đổi khí hậu.
- Năm 2014 – “Hãy hành động để Trái đất thêm xanh”. Nhằm gây quỹ để thực hiện những dự án bảo vệ môi trường với quy mô toàn cầu.
- Năm 2015 – “Tiết kiệm năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu”. Đồng loạt 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam tham gia chiến dịch Giờ Trái đất.
- Năm 2016 – “Tôi đã chọn sống xanh, còn bạn?”. Đã có nhiều hoạt động tại Việt Nam được tổ chức để hưởng ứng chiến dịch này.
- Năm 2017 – “Tắt đèn bật tương lai”. Tại Việt Nam, chiến dịch đã kêu gọi được 2.000 doanh nghiệp cam kết sử dụng điện tiết kiệm.
- Năm 2018 – “Go More Green – Hôm nay tôi sống xanh hơn”. Đây là năm đánh dấu 10 năm Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch.
- Năm 2019 – “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ trái đất”. Cả nước đã tiết kiệm được 492.000 kWh, tương đương 917 triệu đồng.
4. Bạn có thể hưởng ứng giờ trái đất như thế nào?
Hằng năm vào ngày thứ 7 cuối tháng 3 vào lúc 20h30 phút. Cả nước sẽ tắt điện thắp sáng bằng nến để thể hiện việc tiết kiệm nguồn năng lượng điện. Hãy thử nhớ lại, đã bao nhiêu lần bạn thắp quá nhiều bóng đèn cho một căn phòng. Bao nhiêu lần bật tivi nhưng lại chẳng để ý gì đến nội dung mà nó đang phát,… Để có thể góp một phần nhỏ cho công cuộc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, chúng ta có thể thực hiện những điều dưới đây:
4.1. Tắt đèn và các thiết bị điện
Tắt đèn và những thiết bị điện không cần thiết chính là việc làm đầu tiên bạn cần làm nếu muốn hưởng ứng Giờ Trái Đất. Hành động nhỏ này, nếu nhiều người thực hiện nó có thể tạo ảnh hưởng tích cực lên tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Để việc tắt điện không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của mình, bạn có thể ăn tối sớm hơn, hoàn thành công việc còn dang dở hoặc giặt đồ, làm việc nhà trước 20h30 để có thể yên tâm hơn khi tắt điện hưởng ứng Ngày Trái Đất.
4.2. Dọn rác và phân loại rác thải tại nhà
Nếu bạn không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động tình nguyện thì ngay bây giờ, bạn cũng có thể chủ động hơn trong việc dọn rác thải xung quanh nhà ở. Phân loại rác ngay tại nguồn để giúp giảm thiểu tổng lượng rác ra cộng đồng. Tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý. Bên cạnh đó, việc thu gom và phân loại rác cũng sẽ giúp môi trường thêm sạch đẹp mà nó còn rất có ích cho công cuộc tái tạo tự nhiên, hạn chế biến đổi khí hậu.
4.3. Hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì nilon
Bạn có biết, để một chiếc túi nilon có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường thì cần ít nhất từ 500 – 1000 năm. Điều này gây ảnh hưởng môi trường. Và việc sử dụng các loại túi nhựa dùng một lần cũng sẽ tốn rất nhiều nhiên liệu để làm ra chúng mỗi ngày. Vì thế, để góp phần giảm thiểu lượng túi nhựa. Trước tiên bạn cần thay thế chúng dần dần bằng những loại túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần. Hạn chế tối đa việc sử dụng những hộp xốp đựng đồ ăn. Điều này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn bảo vệ chính sức khỏe của bạn.
4.4. Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên
Một cách tốt nhất để giảm lượng điện tiêu thụ mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng những nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để chuyển hóa thành điện năng như: Nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học. Những loại nhiên liệu này đều sẽ đảm bảo cho bạn tính an toàn, vô hạn và sạch. Và quan trọng hơn cả là những nguồn năng lượng này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường.
Không chỉ chiến dịch Giờ Trái Đất, Ngày Trái Đất mà còn có rất nhiều chiến dịch khác đã được tổ chức nhằm nâng cao ý thức người dân và bảo vệ môi trường trước những biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Ngay bây giờ, hãy cùng Topnews.com.vn hưởng ứng và góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt hơn từ những hoạt động nhỏ nhất nhé.
Hiền Anh tổng hợp