Những biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực nhất, tất cả đều được Topnews.com.vn chia sẻ ngay dưới đây. Hãy cùng tham khảo và thực hiện để góp một phần nào đó bảo vệ trái đất, môi trường và chính cuộc sống của chúng ta.
1. Những biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh ta
1.1. Trồng nhiều cây xanh
Cây xanh là một chiếc máy lọc không khí khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Cây xanh cung cấp một lượng lớn oxi và hấp thụ lại khí cacbon để làm sạch bầu không khí. Không chỉ vậy, cây xanh còn giúp giữ đất, giảm xói mòn và sạc lỡ.
Nên trồng nhiều cây xanh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường đầu tiên mà chúng ta cần làm. Và việc trồng cây cần được đi đôi cùng với việc giữ gìn và bảo vệ cây xanh, không chặt phá bừa bãi thì hiệu quả mà nó mang lại mới có thể bền vững được.
1.2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật hay các hóa chất tẩy rửa sử dụng trong đời sống của con người đa số đều được làm từ những chất hóa học. Và những chất này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người và môi trường thiên nhiên.
Vì vậy, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là lời khuyên tích cực nhất hiện nay. Vì điều này sẽ làm giảm tình trạng sử dụng những chất hóa học. Và đó là một trong những việc làm hữu ích giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe của chính chúng ta.
1.3. Hạn chế sử dụng đồ nhựa, đặc biệt là túi nilon
Các loại đồ nhựa nói chung và túi nilon nói riêng đều là những vật rất khó phân hủy. Trong điều kiện và môi trường bình thường, chúng có thể tồn tại đến hàng trăm năm. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích mà túi nilon hay đồ nhựa mang lại. Nhưng nếu cứ sử dụng chúng một cách không kiểm soát như vậy chắn chắn sẽ để lại rất nhiều hậu quả to lớn về sau.
Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng những vật dụng có khả năng tự phận hủy như túi giấy, hộp giấy, ly giấy, ống hút giấy,…. Đây là một việc làm rất nhỏ mà chúng ta cũng có thể làm được để góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường.
1.4. Sử dụng năng lượng sạch
Năng lượng sạch là những nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như năng lượng gió, ánh sáng mặt trời,… Trong quá trình sử dụng, các loại năng lượng này không phát sinh ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính như những nguồn nhiên liệu hóa thạch khác. Vì vậy, nên ưu tiên sử dụng những loại năng lượng sạch này. Một phần chúng ta sẽ không lãng phí nguồn năng lượng sẵn có này. Một phần nó cũng làm giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
1.5. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế
Tái chế và sử dụng lại các chất thải có khả năng tái chế đang là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường được khuyến khích nhiều nhất hiện nay. Việc tái chế các chất thải làm giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường. Đồng thời nó cũng giúp làm giảm lượng rác ô nhiễm thải ra không khí.
Chúng ta có thể phân loại rác thải theo từng nhóm khác nhau rồi xử lý chúng. Cách phân loại rác thải như sau:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là rác dễ bị thối rửa trong điều kiện tự nhiên như thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau,…Nhóm rác này chúng ta có thể xử lý bằng cách chôn xuống đất để nó tự phân hủy. Hoặc có thể tận dụng chúng để làm phân bón hữu cơ cho rau và các loại cây trồng.
- Rác thải khó phân hủy: nhóm rác này được chia làm 2 loại: rác thải có thể tái chế và rác thải không tái chế được. Những rác loại có thể tái chế được như giấy, kim loại, các loại nhựa,…Còn những loại rác không thể tái chế được là phần rác thải bỏ.
1.6. Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, khoa học kĩ thuật dường như là một bộ phận không thể thiếu. Khoa học kỹ thuật giúp đời sống con người trở nên tiên tiến, hiện đại hơn. Ngoài ra, nó còn là một phương tiện giúp bảo vệ môi trường hiệu quả. Chúng ta có thể sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng, giảm tiêu thụ điện để tiết kiệm nguồn tài nguyên sản xuất ra nó. Hay chúng ta có thể chế tạo ra các thiết bị tái chế sử dụng rác thải để giảm lượng rác thải ra môi trường.
2. Xây dựng văn hóa ứng xử trong cộng đồng
2.1. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường
Môi trường không phải của riêng bất cứ ai mà nó là “lá phổi chung” của toàn nhân loại. Mỗi chúng ta cần tự xây dựng cho mình ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cho mọi người để nó trở thành một thói quen, một chuẩn mực chung cho toàn xã hội. Và cần phải có những biện pháp xử phạt thích đáng cho những cá nhân, tổ chức có những hành vi phá hủy môi trường.
2.2. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Hiện nay, có rất nhiều người vẫn thờ ơ và vô ý thức với môi trường. Minh chứng cho việc này đó chính là có rất nhiều người vẫn vô tư vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, xả các chất thải gây hại ra sông ngòi, kênh rạch. Vì vậy, việc mỗi người tự nâng cao ý thức cá nhân trong việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp bách cần được đặt lên hàng đầu.
2.3. Coi trọng yếu tố môi trường trong phát triển kinh tế
Trong việc phát triển kinh tế, môi trường cũng là một yếu tố nên đặt lên trên. Bởi vì, tăng trưởng và phát triển kinh tế cần được đi đôi với bảo vệ môi trường. Hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau. Bảo vệ môi trường cần phải xây dựng theo hướng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Ngược lại, phát triển kinh tế cũng cần phải quan tâm đến yếu tố môi trường.
2.4. Dự báo thời thiết chính xác, cảnh báo thiên tai
Dự báo thời tiết chính xác, cảnh báo kịp thời các thiên tai là một trong những biện pháp cấp bách cần thực hiện. Việc dự đoán chính xác, kịp thời những tai nạn, rủi ro giúp chúng ta có được những đề án phòng chống kịp thời và giảm thiểu đến mức thấp nhất những hậu quả mà thiên tai mang đến. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào những dự án chung, những Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.5. Hoàn thiện hệ thống Luật đất đai
Hoàn thiện hệ thống Luật đất đai cũng là một trong những biện pháp có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường. Việc hoàn thành hệ thống luật Đất đai giúp tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hiệp hội về thiên nhiên và môi trường được hình thành.
Điều này có đóng góp rất tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường đất. Những tổ chức, hiệp hội này sẽ là những người có tiếng nói và có sức lan tỏa rộng lớn nhất. Họ sẽ là những người truyền thông điệp bảo vệ môi trường đến khắp mọi nơi.
2.6. Hoàn thiện hệ thống Luật môi trường
Cùng với hệ thống luật Đất đai, hệ thống Luật môi trường cũng cần được sớm hoàn thiện. Hệ thống Luật này sẽ chuẩn bị cơ sở pháp lý cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng và hiện đại nhất.
Khi có hệ thống Luật rõ ràng, những biện pháp bảo vệ môi trường được thi hành sẽ tránh được những mâu thuẫn, chồng chéo và những biện pháp thiếu khả thi. Đồng thời, hệ thống Luật môi trường phải tương thích và đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung.
Trên đây là những biện pháp bảo vệ môi trường mà chúng ta có thể dễ dàng thực hiện được. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia và thực hiện những lời khuyên cho các ngày Trái đất, giờ trái đất được phát động hằng năm để góp phần vào các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường. Thế nhưng, điều đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải có đó chính là xây dựng cho mình ý thức bảo vệ môi trường. Hãy xem nó là một nhiệm vụ tiên quyết và cần được đặt lên hàng đầu. Bởi vì đó là trong trách lớn lao không phải của riêng một cá nhân, một quốc gia hay một tổ chức nào. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.
Kiều Duyên tổng hợp