Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng mà khi đó Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm gần như thẳng hàng. Trái Đất đứng chắn giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, ngăn ánh sáng Mặt Trời chiếu tới bề mặt của Mặt Trăng như thông thường.
1. Hiện tượng Nguyệt thực nửa tối
1.1 Nguyệt thực nửa tối là gì?
Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm gần như thẳng hàng. Trái Đất đứng chắn giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, ngăn ánh sáng Mặt Trời chiếu tới bề mặt của Mặt Trăng như thông thường.
Lúc này, đứng từ Trái Đất, người ta sẽ thấy một cái bóng mờ phủ lên bề mặt Mặt Trăng, được biết đến với tên gọi vùng nửa tối. Hiện tượng này không thường xuyên xảy ra vì nó chỉ có thể quan sát được khi trăng tròn và khi cả ba thiên thể cùng nằm thẳng hàng. Chúng bao trùm bóng tối lên một phần Mặt trăng. Trong trường hợp khi trời quang mây, trăng sẽ chuyển sang màu bạc tối suốt quá trình nguyệt thực.
Giống như các loại nguyệt thực khác, nguyệt thực nửa tối xảy ra khi trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, cả ba thiên thể nằm gần thẳng hàng nhau. Như vậy, trái đất sẽ che lấp ánh sáng từ mặt trời tới mặt trăng, kết quả này khiến mặt trăng sẽ bị tối đi.
1.2. Quá trình diễn ra Nguyệt thực nửa tối
Khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực nửa tối, mặt trăng sẽ đi vào phần rìa tối ngoài cùng của trái đất, vùng này được gọi là vùng nửa tối, hay penumbra trong tiếng Anh. Khi mặt trăng đi vào phần này, nó sẽ bị trái đất che bớt mất ánh sáng, nhưng chỉ một phần bóng tối mờ, kết quả là ánh sáng của mặt trăng sẽ giảm và mờ đi chút xíu.
Quá trình của nguyệt thực nửa tối
- Mặt trăng sẽ tiến vào vùng bóng nửa tối của trái đất
- Mặt trăng bắt đầu mọc
- Cực đại của nguyệt thực
- Mặt trăng bắt đầu rời vùng bóng nửa tối của trái đất
- Cao độ của mặt trăng so với đường chân trời hướng đông lúc bắt đầu
Mặc dù là độ sáng trên bề mặt của mặt trăng lúc xảy ra nguyệt thực nửa tối có giảm. Nhưng nó không rõ ràng, các bạn phải quan sát thật kỹ và có một cặp mắt sắc sảo, hoặc chụp hình lại, mới có thể nhận ra sự thay đổi độ sáng của mặt trăng trong lúc này.
2. Thời gian xảy ra Nguyệt thực nửa tối tại Việt Nam
Hiện tượng kỳ thú này sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng 05 phút, và may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được nó tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát hiện tượng này từ 0h07 đến 04h12 ngày 11.1.2020. Nguyệt thực đạt đỉnh điểm vào lúc 02h10 khi vùng nửa tối che phủ một nửa Mặt Trăng và kết thúc khi Mặt Trăng khuất dưới đường chân trời.
3. Các nơi khác có thể quan sát được Nguyệt thực nửa tối
Nguyệt thực nửa tối có thể hơi khó quan sát hơn và thường bị nhầm lẫn với trăng tròn thông thường vì phần bị phủ bóng chỉ mờ nhạt đi một chút so với phần bề mặt còn lại.
Tại châu Phi, châu Âu, và Tây Á, sự kiện này có thể quan sát được vào buổi đêm khi Mặt Trăng ở phía nam bầu trời. Ấn Độ Dương. Tại nước Úc, người dân có thể tìm các điểm quan sát tốt nhất là ở phía Tây.
4. Cách quan sát Nguyệt thực nửa tối
Không như nhật thực, nguyệt thực là sự kiện thiên văn hoàn toàn an toàn cho việc quan sát. Bạn không cần phải dùng đến bất kỳ loại kính lọc nào. Thậm chí bạn còn không cần phải dùng đến một chiếc kính thiên văn.
Bạn có thể quan sát nguyệt thực hoàn toàn bằng đôi mắt trần. Nếu bạn có một cặp ống nhòm, nó sẽ giúp bạn phóng đại tầm nhìn và sẽ trở nên sáng hơn và dễ nhìn hơn. Một cặp ống nhòm tiêu chuẩn 7×35 hoặc 7×50 là quá đủ cho quan sát nguyệt thực. Hãy nhớ mặc ấm và hưởng thụ thiên nhiên tuyệt vời.
5. Các kiểu nguyệt thực và chu kì của nguyệt thực
5.1. Có 3 kiểu nguyệt thực chính
Có tổng cộng 3 kiểu nguyệt thực chính đó là
- Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Khi đó ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
- Nguyệt thực một phần xảy ra khi mà Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ hơn và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy rõ bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần xảy ra, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.
- Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bắt đầu mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.
Khi một nguyệt thực diễn ra, những cư dân tại mặt đêm của Trái Đất có thể nhìn thấy được. Khoảng 35% nguyệt thực thuộc dạng nguyệt thực nửa tối, là loại nguyệt thực rất khó để nhận ra, ngay cả với kính thiên văn. 30% tiếp theo là hiện tượng nguyệt thực một phần, có thể nhận ra dễ dàng bằng mắt thường. 35% còn lại là nguyệt thực toàn phần, và đây là một sự kiện phi thường luôn được trông đợi.
5.2. Chu kì của nguyệt thực
Một năm có tổng số tối thiểu là 4 lần nhật nguyệt thực, chẳng hạn như năm 2014. Nhưng lại có những năm lại có đến 5 lần (ví dụ năm 2013, 2018 và 2019) hoặc cũng có thể là 6 (như năm 2011 và 2020). Tuy nhiên có những năm lại lên đến tận 7 lần (như năm 1982 và 2038).
Nhưng rất hiếm để tổng số lần nhật, nguyệt thực trong một năm là 7. Lần gần đây nhất là năm 1982 và trong tương lai sẽ là năm 2038. Bất kỳ năm nào có 7 lần nhật, nguyệt thực thì đều chắc chắn phải có lần xảy ra đầu tiên vào tháng 1 và lần kết thúc vào khoảng tháng 12.
Và trên đây là thông tin về hiện tượng Nguyệt thực nửa tối mà sẽ diễn ra vào ngày 11.1.2020. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng nguyệt thực. Và có kế hoach để chuẩn bị cho hiện tượng kì thú này nhé. Theo dõi Topnews.com.vn và cùng chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.
Hoàng Tùng tổng hợp