Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất giúp bé khỏe mạnh, chóng lớn. Các bác sĩ khuyên rằng: “Bạn chỉ nên vắt sữa khi không có điều kiện gần con cho con bú.Vì nếu sữa không được vắt ra thì sẽ bị cạn dần. Vắt sữa giúp mẹ đỡ bị hiện tượng cương bầu vú. Giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.”
Điều quan trọng nhất trong việc vắt sữa mẹ phải bảo đảm bàn tay của bạn phải sạch sẽ. Tất cả các chai, lọ, hộp, các bộ phận của dụng cụ hút sữa đều phải được rửa sạch và tiệt trùng.
1. Vắt sữa như thế nào để bảo quản sữa mẹ tốt nhất
1.1. Vắt sữa bằng tay
Chuẩn bị dụng cụ:
Trước khi bạn vắt sữa, bạn nên chuẩn bị bình sữa, chậu, nước sôi để tiệt trùng. Bạn lấy cái chậu nhỏ cho bình, nắp, ti sữa vào trong chậu rồi đổ nước nóng vào rửa sạch. Tráng qua tráng lại nhiều lần rồi để ráo. Khi bình sữa đã được tiệt trùng, bạn rửa tay thật sạch xoa nhẹ bầu sữa trước khi vắt.
Các bước thực hiện :
- Mẹ có thể ngồi hoặc đứng để vắt sữa làm. Sao cho sữa ra được nhiều để có thể giữ được bình sữa.
- Vắt sữa bạn dùng 3 ngón tay. Đặt ngón tay cái nên trên núm vú, ngón trỏ dưới núm vú sao cho tạo thành hình chữ C, rồi 1 tay đỡ bình, 1 tay vắt phối hợp nhịp nhàng.
- Khi vắt sữa, mẹ hãy ấn tay nhẹ nhàng vào bầu sữa không nên ấn mạnh sẽ làm tắc tia sữa. Cứ thực hiện nhịp nhàng ấn rồi thả tay ra cho đến khi đạt được mức sữa cần có
- Vắt sữa đều 2 bên mỗi bên tầm 5 phút đến khi sữa chảy chậm thì bạn đổi bên, thực hiện như bên còn lại
1.2. Vắt sữa bằng máy
Khi chọn mua máy bạn hãy chọn lựa các của hàng uy tín như shop mẹ và bé, các shop chuyên về đồ sơ sinh. Bạn nên chọn chụp bầu sữa để vắt mềm vừa đủ không to cũng không bé quá ảnh hưởng đến việc vắt sữa. Khi đặt máy phải đặt đúng giữa tâm của đầu ti.Cũng giống như vắt sữa bằng tay bạn cũng cần rửa tay cho sạch kể cả đầu chụp ti để vắt sữa đảm bảo hơn. Nếu bạn có thời gian có thể massage bầu vú để sữa chảy ra nhanh hơn. Bạn cũng nhớ vắt đều 2 bên bầu sữa dùng máy vắt sữa cũng sẽ tiện hơn nhiều khi bạn dùng tay hiệu quả cũng sẽ nhanh hơn.
2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
2.1. Bảo quản sữa mẹ trong thời gian bao lâu
Công việc của bạn phải đi làm, bạn không có thời gian ở nhà cho con bú, nên bạn cần phải trữ sữa cho bé. Nhưng để bảo đảm sữa mẹ luôn tốt nhất thì bạn cần có thời gian bảo quản sữa một cách hợp lý nhất. Cụ thể :
- Không gian trong phòng: Bạn luôn phải bảo quản sữa nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu bạn bật điều hòa trong phòng liên tục thì nên để tầm khoảng 27 độ C
- Trong tủ lạnh: Bạn nên để ngăn mát không được để ngăn đông của tủ lạnh như thế sẽ làm mất hết dinh dưỡng của sữa. Bé sẽ có những thời gian uống sữa khác nhau nên trung bình thời gian bạn để sữa trong tủ khoảng 12h.
- Trường hợp đặc biệt, nếu bạn dư quá nhiều sữa, bé không sử dụng hết. Mẹ có thể vắt sữa ra để trong tủ lạnh đông lạnh thường xuyên dùng tầm 3 – 4 tháng.
2.2. Dụng cụ bảo quản sữa mẹ
Sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, đặc biệt hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Nếu bạn không bảo quản sữa với dụng cụ đúng cách, khi ti sữa bé sẽ dễ bị tiêu chảy, dẫn đến các bệnh về đường ruột .
Theo cách thông thường, thì bạn sẽ bảo quản sữa trong bình sữa. Nhưng lưu ý, mẹ nên chọn loại bình dưỡng tốt chất tổng hợp thấp. Các loại nhựa tốt có đầu ti mềm không bị cứng hoặc có thể trong các bình thủy tinh không chứa chất gây hại BPA. Tất cả các bình sữa mua về bạn đều phải tiệt trùng với nước nóng rồi mới đem sử dụng
Bạn nên chọn mua loại túi khép kín dày, có dây kéo dễ sử dụng nhưng phải đảm bảo chất lượng và nguồn gốc. Nếu nhiều sữa, mẹ nên dùng bút để ghi lại ngày tháng năm khi trữ sữa để khi cần có thể biết cái nào nên dùng trước để tránh tình trạng sữa để lâu ngày gây nguy hiểm cho bé.
2.3. Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất
Hằng ngày, bạn luôn tất bật với công việc. Nhưng muốn đảm bảo sức khỏe cho con khi đi làm, mỗi sáng bạn dành từ 15 – 20 để vắt sữa cho bé. Tùy vào các mẹ sẽ có thời gian vắt sữa khác nhau.
- Nếu sử dụng hàng ngày: Trong trường hợp sử dụng trong ngày, mẹ có thể dùng bình đựng sữa và bảo quan trong ngăn mát tủ lạnh. Để sữa không bị ám mùi của đồ ăn, mẹ nên để bình sữa trong túi khép mí để sữa luôn đầy đủ chất dinh dưỡng. Trước khi đi làm bạn nên cho bé ti trước sau đó bé sẽ ngủ, khi bé thức dậy bạn lấy sữa ra cho bé uống thường thì bạn vắt sữa tầm 150 ml – 200 ml tùy vào từng bé.
- Bảo quản sữa trong trường hợp mất điện: Khi bị mất điện mà đang bảo quản sữa trong tủ lạnh thì mẹ luôn phải có sẵn bình Ác quy hoặc sử dụng bình đá giữ nhiệt để trữ sữa. Nếu không, sữa rất dễ bị hỏng.
3. Cách bảo quản và làm ấm sữa mẹ
Hiện nay với những gia đình có điều kiện thường sẽ mua máy hâm sữa về để hâm nóng cho con uống. Còn với phương pháp truyền thống, đến giờ bé muốn ti sữa mẹ có thể lấy sữa từ trong tủ lạnh ra và chuẩn bị 1 cái cốc to rót nước sôi lưng cốc, cho bình sữa vào ngâm tầm 15 phút để sữa ấm. Mẹ nên nhớ không để sữa nóng quá sẽ làm bỏng miệng bé. Và tuyệt đối không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.
4. Rã đông sữa như thế nào để bảo quản sữa được tốt nhất
Nếu bảo quản sữa trong ngăn đá, trước khi sử dụng mẹ nên lấy sữa để vào ngăn mát cho tan dần. Khi đã tan hết, cho ra ngoài một lúc rồi mới hâm sữa ở nhiệt độ khoảng 40 độ C. Mục đích của việc làm này là giúp cho sữa tan dần. Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng. Và mẹ nên lưu ý những vấn đề sau đây:
- Sữa đã cho ra môi trường bên ngoài thì không để quá 24h. Nếu bé bú không hết phải bỏ đi, không được dùng lại.
- Không pha lẫn sữa đông lạnh với sữa mới vắt vì sẽ làm mất hết dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Để tiết kiệm mẹ nên vắt sữa hàng ngày, để trong ngăn mát, hết đến đâu dùng đến đó.
- Không sử dụng túi ni lông hoặc chai lọ vì nó không được tiệt trùng và không đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh.
5. Không nên lạm dụng việc bảo quản sữa mẹ
Việc bảo quản sữa mẹ sẽ giúp tiết kiệm thời gian và lượng sữa mẹ cho bé bú luôn được đảm bảo và không bị thiếu. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bảo quản sữa mẹ khi thật sự cần thiết để hạn chế sự thất thoát các dưỡng chất trong sữa. Một số tác dụng không mong muốn của việc bảo quản sữa mẹ, đó là:
- Dù bảo quản trong tủ lạnh hay ướp lạnh, sữa vẫn mất đi một số loại dưỡng chất. Nếu không có “lý do” chính đáng các mẹ không nên làm lạnh sữa.
- Cho bé bú trực tiếp để “thu hẹp” khoảng cách giữa mẹ và bé, gắn kết tình mẹ con.
- Việc cho bé bú sẽ kích thích quá trình tiết sữa hiệu quả hơn so với việc vắt sữa. Hạn chế nguy cơ tia sữa bị tắc hoặc vón cục về sau.
- Trong sữa mẹ có chứa men tiêu hóa chất béo. Nó vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số mẹ khi làm tan, đông sữa thường có mùi vị không mấy dể chịu. Mặc dù không gây hại nhưng mùi khó chịu là nguyên nhân bé từ chối sữa bảo quản.
Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho em bé. Bảo quản tốt sữa sẽ giúp bé luôn được cung cấp một nguồn sữa chất lượng, an toàn. Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến các vấn đề chăm sóc sau sinh. Đặc biệt về dinh dưỡng và luyện tập, nhằm cung cấp sữa cho con luôn dồi dào. Đó là món quà quý giá nhất bạn dành cho con yêu của mình.
Lê Linh tổng hợp