1. Ngày mùng 4 tết là ngày gì?
Mùng 4 Tết là ngày gì có ý nghĩa như thế nào mà lại gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó nhắc đến Tết Âm lịch người ta thường chú trọng nhất đến ngày Giao Thừa và ba ngày đầu năm mới là mùng 1, 2, 3. Đa phần mọi người điều cho rằng hết ngày mùng 3 là hết Tết. Không những thế hiện nay người dân đã giản lược ngày Tết đi khiến ngày mùng 4 bị lãng quên và mất đi ý nghĩa giá trị vốn có. Tuy nhiên theo phong tục truyền thống của người Việt từ xa xưa, ngày mùng 4 lại có ý nghĩa rất quan trọng.
1.1. Ngày mùng 4 tết là ngày gì? – Ngày hóa vàng
Theo phong tục tồn tại từ xa xưa của người việt và theo lịch cổ từ mùng 4 Tết được gọi tên là “Con nước”. Sau 3 ngày đầu năm cũng là ngày chính ăn Tết thì ngày mùng 4 chính là ngày khép lại Tết Nguyên Đán. Trước đây vào ngày này các gia đình sẽ thực hiện nghi thức hóa vàng (có nơi là ngày mùng 3 Tết). Đây là tục lệ gắn liền trong việc thờ cúng tổ tiên ở các nước Việt Nam, Trung Quốc. Nghi thức hóa vàng mang ý nghĩa con cháu sẽ đưa tiễn linh hồn của ông bà tổ tiên trở lại cõi vĩnh hằng. Sau khi gia đình đã mời họ về ăn Tết phù hộ con cháu ngày Giao Thừa.
Về phong tục hóa vàng
Phong tục hóa vàng sẽ bắt đầu ăng nghi thức cúng cơm và đốt vàng mã. Trong đó vàng mã có thể là tiền vàng, trang sức quý giá, vật dụng cá nhân hay những bộ quần áo làm bằng giấy. Mọi người tin rằng những món đồ này sẽ được chuyển đến tay ông bà tổ tiên. Chúng thể hiện sự biết ơn, kính trọng và yêu thương dành cho người đã khuất. Với quan niệm “trần sao âm vậy” mọi người tin rằng làm như vậy tổ tiên sẽ có cuộc sống đầy đủ và sung túc hơn.
Bên cạnh đó, mọi người cũng mong muốn người ông bà tô tiên sẽ bảo vệ, phù hộ độ trì cho con cháu bình an, thịnh vượng trong năm mới. Hiện tại việc hóa vàng vẫn được nhiều gia đình lưu truyền gìn giữ. Ở một số nơi nghi thức này còn cầu kỳ hơn nữa. Theo đó mỗi năm mùng 4 Tết họ sẽ biểu diễn văn hóa hát chèo đò để đưa tiễn ông bà tổ tiên về cõi âm.
1.2. Những giá trị khác của ngày mùng 4 Tết Âm Lịch
Chưa dừng lại ở đó ngày mùng 4 Tết cũng thường xuyên được chọn làm ngày xuất hành để đi chơi xa, đi làm xa, khai trương… Vì ngày này đã kết thúc chuỗi ngày ăn Tết linh đình. Ngoài ra ngày mùng 5 theo quan niệm dân gian được cho là ngày xấu cho việc xuất hành, đi đường xa.
Hiện nay đối với các bạn trẻ thì ngày mùng 4 Tết sẽ thường được dành cho hoạt động cá nhân. Mọi người tụ tập bạn bè, người thân mở tiệc, đi chúc Tết. Bởi ngày mùng 4 các nghi thức Tết đã kết thúc hẳn nên ngày này sẽ là những cuộc gặp gỡ ăn mừng hay tiệc chia tay. Xong xuôi mọi người sẽ quay lại với guồng máy công việc, học tập bận rộn. Như vậy ngày mùng 4 Tết là ngày gì đã được lý giải tận tường. Theo đó ngày này vẫn rất ý nghĩa mọi người nên trân trọng và tận dụng nhé!
2. Mùng 4 Tết 2022 là ngày mấy Dương lịch? Mùng 4 tết là ngày con gì?
Mùng 4 Tết 2022 năm nay sẽ rơi vào thứ 6, ngày 4/2 Dương lịch. Theo lịch vạn niên, mùng 4 Tết 2022 nhằm ngày Mậu Tý tháng Nhâm Dần. Ngày mùng 4 Tết sẽ có các giờ hoàng đạo như Tý (23 – 1), Sửu (1 – 3), Mão (5 – 7), Ngọ (11 – 13), Thân (15 – 17), Dậu (17 – 19). Đây là ngày Thuần Dương rất tốt cho các hoạt động xuất hành, lúc về cũng tốt. Đồng thời chọn đúng còn dễ gặp được người tốt giúp đỡ, cầu tài được tài, tranh luận thường thắng lợi.
Theo quan niệm dân gian từ xa xưa của người Việt về ngày tốt ngày xấu hoàn toàn không nhất quán. Vấn đề sẽ phụ thuộc vào từng cách hiểu, các tính, tín ngưỡng tâm linh của mỗi gia đình. Theo đó ngày mùng 4 Tết có tốt không sẽ tùy thuộc vào quan điểm của cá nhân mỗi người tin vào tín ngưỡng nào. Một trong những lý do xuất hiện việc bất nhất này là do Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Chính vì thế các quan niệm cũng khác nhau và tạo nên một đất nước có truyền thống văn hóa đa sắc màu vô cùng tốt đẹp.
3. Mùng 4 Tết là ngày gì? – Những việc nên và không nên làm
Sau khi biết được mùng 4 Tết là ngày gì thì bạn cũng nên vạch ra kế hoạch cho chúng. Theo đó bạn cũng cần tuân thủ những điều không nên làm. Đặc biệt là tranh thủ thực hiện những điều may mắn để năm mới trọn vẹn nhất có thể. Dưới đây hãy tham khảo một số hoạt động dành cho ngày kết thúc năm mới này.
3.1. Mùng 4 Tết là ngày gì? – Những việc nên làm
Hiện nay một số gia đình vẫn giữ phong tục hóa vàng, kết thúc việc vi vu đón năm mới vào ngày mùng 4 Tết. Chính vì thế bạn có thể tranh thủ ngày này làm những việc mang đến sự may mắn, phước lành, gặp gỡ bạn bè, người thân nói lời chia tay.
Xuất hành
Theo quan niệm của người Việt về Tết Nguyên Đán thì việc chọn ngày xuất hành rất quan trọng. Vào dịp đầu năm mới mọi người sẽ khởi hành đi về các hướng tốt để tìm kiếm những điều tốt lành, may mắn cho bản thân vào gia đình. Theo đó bạn có thể chọn ngày mùng 4 Tết để đi làm ăn xa, đi du lịch, đi hái lộc… Việc chọn được giờ, hướng tốt sẽ giúp bạn gặp thuận lợi, tài lộc, quý nhân giúp đỡ, công việc hanh thông, tình duyên như ý. Chính vì thế việc xuất hành rất được xem trọng. Theo lịch vạn niên nói trên ngày mùng 4 Tết năm 2022 rất thích hợp để xuất hành. Tuy nhiên tùy theo mạng của mỗi người để chọn giờ và hướng xuất phát may mắn.
Mua muối
Trong dân gian thường truyền tai nhau câu nói ” Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đây là tập tục từ xa xưa của người Việt đầu năm sẽ đi mua một ít muối. Lý do của việc làm này chính là muối mặn có thể chống ô uế, xua đuổi tà ma và mang đến may mắn cho gia chủ. Không những thế mua muối còn mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, tình cảm gia đình đậm đà. Chúng giúp công việc tấn mới, các mối quan hệ tốt đẹp, mặn mà. Vì thế mùng 4 Tết là ngày gì? Để làm gì may mắn? Câu trả lời hài hước nhưng lại ý nghĩa chính là đi mua muối.
Đi chúc Tết, chơi Tết
Chúc Tết qua lại giữ gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp là phong tục đẹp luôn được người Việt gìn giữ đến tận ngày nay. Theo thông lệ mùng 1, 2 Tết sẽ là ngày dành cho mọi người chúc Tết ông bà, cha mẹ hai bên nội ngoại. Mùng 3 Tết sẽ chúc Tết “cha mẹ” thứ hai chính là thầy cô giáo. Theo đó mùng 4 Tết là ngày để mọi người “bung xõa” chúc Tết bạn bè, đồng nghiệp. Mọi người chúc tết lẫn nhau, hội ngộ ngày đầu năm mới. Điều này giúp người được chúc cảm thấy vui vẻ, an ủi và có niềm tin vào năm mới. Một khởi đầu thuận lợi tiến triển mới, may mắn, bình an, thịnh vượng và tài lộc.
Hóa Vàng
Như đã giải thích phía trên mùng 4 Tết là ngày gì? Theo đó ngày mùng 4 tết là ngày hóa vàng (có nơi là mùng 3) kết thúc những ngày tiệc tùng, vi vu đón xuân. Hiện tại nhà nước ta luôn khuyến khích giảm bớt hoặc cắt bỏ nghi thức này để tránh lãng phí, tốn kém. Tuy nhiên vì tục lễ nhiều đời nên một số gia đình vẫn giữ nhưng phần nào giảm bớt, thu hẹp phạm vi. Theo đó nghi thức hóa vàng mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn. Kèm theo sự thành kính, báo hiếu cho ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó việc này còn thể hiện mong ước cầu sự bình an, gia đình hòa thuận, thịnh vượng và tài lộc.
Đi chùa, đi nhà thờ
Đời sống tâm linh chính là chỗ dựa vững chắc đối với người Việt. Tùy theo tôn giáo mà mỗi người vào ngày mùng 4 tết có thể đi chùa, đi nhà thờ. Điều này để bày tỏ lòng thành kính với thần linh, đấng tối cao. Tại đây bạn có thể cầu xin được ban những điều may mắn, phước lành cho gia đình và bản thân.
3.2. Những việc không nên làm vào ngày mùng 4 Tết
Ngày mùng 4 Tết là ngày gì? Theo như đã giải thích phía trên thì ngày mùng 4 vẫn còn là ngày Tết. Chính vì thế trước khi hóa vàng bạn nên kiêng kị một số việc để năm mới trọn vẹn nhất. Bởi ông bà ta thường có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó bạn hãy cố gắng giữ không nên làm những việc dưới đây cho đến hết ngày mùng 4 Tết nhé!
Không cho và không xin lửa, nước đầu năm
Theo quan niệm truyền lại từ ông bà ta thì lửa tượng trưng cho màu đỏ may mắn, tốt lành. Còn nước được ví như tài lộc, sự thịnh vượng, đầy đủ. Chính vì thế vào những ngày trong Tết Âm lịch các gia đình rất kỵ người khác xin hai thứ này trong nhà.
Không vay mượn, trả nợ
Ngày đầu năm, đầu tháng người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, trả nợ. Bởi họ quan niệm làm những việc này cả năm sẽ túng thiếu, nợ nần trong công việc kinh doanh, làm ăn. Không những thế theo quan niệm của ông cha ta ngày đầu xuân chỉ mở cửa đón tài lộc. Nếu cho vay tiền hoặc trả nợ sẽ đồng nghĩa với việc “dâng hiến” tài lộc cho người khác.
Kiêng đổ vỡ đồ
Đây là một trong những điều quan trọng mọi người nên lưu ý để Tết vui vẻ. Theo đó việc bể, đỗ chính là điềm tạo ra sự chia cắt trong gia đình. Do đó mọi người cần phải cẩn thận không làm bể gương, chén dĩa, ly tách… Vì đây là việc không may báo hiệu sự chia lìa, đổ vỡ. Chính vì thế ngày mùng 4 Tết là gì? Câu trả lời là ngay quan trọng nên phải tránh sự bất cẩn, hậu đậu.
Kiêng nói tục, cãi vã, chỉ nói lời hay ý đẹp
Ông bà ta thường có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngày thường đã được răng dại như thế huống chi là ngày Tết sum vầy, đoàn viên ấm áp. Vào những ngày này bạn hãy tránh những lời nói thô tục, to tiếng, cư xử hòa nhã, nhỏ nhẹ vui vẻ. Điều này để mọi người cùng vui đón năm mới như ý tránh gặp điều thị phi, xô xát, xui xẻo đầu năm.
Mặc trang phục có màu sắc tươi sáng
Theo quan điểm của người Việt thì Tết Nguyên Đán tượng trưng cho niềm vui, rạng rỡ, may mắn. Chính vì thế bạn nên mặc những trang phục có màu sắc tươi sáng để đi chúc Tết. Theo đó nên tránh những bộ quần áo có màu sắc u ám, tối tăm như đen, xám… Điều này giúp bạn không bị kém duyên và tạo thiện cảm tốt với gia chủ.
Mùng 4 Tết là ngày gì đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Hi vọng mọi người sẽ làm được những điều ý nghĩa, may mắn trong ngày này. Đặc biệt hãy thật vui vẻ, trân trọng phút giây bên gia đình, người thân, bạn bè. Tận dụng thời gian đi chúc Tết đầy đủ những người thân quen nhé!
Ngọc Hân