1. Rèn luyện kỹ năng trình bày

Trình bày là một kỹ năng quan trọng giúp bạn dễ dàng diễn đạt những mục đích, ý tưởng của mình cho người nghe. Cho dù bạn giỏi đến đâu mà không có kỹ năng trình bày cho người khác hiểu được thì cũng chẳng có nghĩ lý gì. Vì thế, để khả năng trình bày được cải thiện, bạn cần:

Bước 1: Sắp xếp các ý tưởng của mình thành hệ thống

Ý nghĩ của chúng ta thường rất lộn xộn, lủng củng và đòi hỏi cần có sự sắp xếp để thành một hệ thống có trình tự rõ ràng. Với phần nội dung dài, bạn nên viết lên giấy hoặc sử dụng bản đồ tư duy cho mạch lạc.

bản đồ tư du
Với phần nội dung dài, bạn nên viết lên giấy hoặc sử dụng bản đồ tư duy cho mạch lạc. Ảnh Internet

Bước 2: Lựa chọn lối hành văn phù hợp

Mỗi người sẽ có những sự quan tâm khác nhau và thông thường họ chỉ nghe những thứ đúng với sự quan tâm của họ. Điều tốt nhất là bạn nên nêu ý cần truyền đạt nhất ở hai câu đầu tiên.

Một bài trình bày tốt được đánh giá ở 4 tiêu chí:

  • Có mục đích rõ ràng
  • Ngắn gọn
  • Dễ hiểu
  • Dễ đọc/dễ nghe

2. Rèn luyện kỹ năng tư duy

Đây là kỹ năng hiệu quả trong việc sử dụng bộ não. Hãy thử ví dụ thế này để biết bạn đang ở mức độ nào trong việc sử dụng bộ não:

Ghi nhớ

Bạn có nhớ quán cà phê gần nhất mà mình đến là quán nào không? Bạn uống gì ở đó? Tổng cộng hết bao nhiêu tiền? Màu sắc chủ đạo của quấn là gì, bàn ghế trông ra sao? Nếu bạn càng nhớ được nhiều thì khả năng ghi nhớ của bạn càng tốt.

kỹ năng ghi nhớ
Rèn luyện khả năng ghi nhớ sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng tư duy. Ảnh Internet

Hiểu

Khi bước vào quán bạn có thể hiểu tại sao họ lại sắp xếp bàn ghế như vậy? Tại sao họ lại bật nhạc nhẹ mà không phải nhạc sôi động? Cái giá sách đẻ ở kia làm gì? Tại sao nhân viên lại được mặc đồng phục như vậy?

Ứng dụng

Nếu một ai dó hỏi bạn nên đi quán cà phê nào khi tới thành phố HCM thì bạn có lọc được những quán cà phê mình đã đi để đưa ra một lựa chọn tối ưu nhất?

Đánh giá

Đây là việc xác định chuẩn để so sánh sự vật hiện tương với cái chuẩn. Nếu so với tiêu chuẩn thì cái bàn kia đã đủ sạch chưa? Cà phê đủ ngon không? Và nhân viên phục vụ có đủ tốt?

Phân tích

Bạn cần phân tích nhỏ một thông tin ra tới mức thực sự hiểu sâu nó. Ví dụ: Bạn đang phân tích nhu cầu của khách hàng đến quán để từ đó suy ra tại sao đền phải mờ ảo, cad phê phải đặc, nhân viên phục vụ phải xinh? Quán cần phải có giá sách, người trông xe? Cao siêu hơn thì phân tích nhu cầu khách hàng, mô hình kinh doanh, chi phí, doanh thu, lợi nhuận của quán,…

phân tích
Bạn cần phân tích nhỏ một thông tin ra tới mức thực sự hiểu sâu nó. Ảnh Internet

Sáng tạo

Liệu quán cà phê này có cần thay đổi theo hướng như thế nào để đông khách hơn? Cần them dịch vụ gì hoặc cải tiến dịch vụ gì, cách làm của họ đã tốt nhất chưa, và có cách nào để hiệu quả hơn không?

Tóm lại việc nâng cao khả năng tư duy chính là liên tục tập luyện những thói quen:

  • Ghi nhớ: Nhìn, nghe và cảm nhận sau đó nhớ những thứ gì đó
  • Hiểu: Đặt và trả lời những câu hỏi tại sao
  • Ứng dụng: Là sử dụng được những dữ liệu mà bạn đã lưu trữ trong bộ nhớ của mình.
  • Đánh giá: Là việc xác định cái gì đó tốt hoặc không tốt, phù hợp hay không phù hợp
  • Phân tích: Là phân tích những cái mà bạn đã nhìn, nghe cho đến khi hiểu được tại sao nó phải như thế hoặc không được như thế
  • Sáng tạo: Là luôn đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời để tốt hơn

3. Rèn luyện kỹ năng tự học

Kỹ năng tự học là kỹ năng dựa trên sự hình thành thói quen học của bạn. Bạn cần học mọi lúc mọi nơi và quan trọng là học có phương pháp. Bạn hoàn toàn có thể học được từ những thành công/thất bại, từ những cái đúng/sai hay từ những ý tưởng thông minh tới những ý tưởng ngu dốt, từ người giàu cũng như người nghèo.

Vì vậy, hãy tập cho mình một thói quen một ngày không học được điều gì thì không đi ngủ. Phương pháp tự học có liên quan mật thiết đến kỹ năng tư duy ở trên. Bạn cần phải học có trọng tâm và vận dụng cái đã học trong thực tế nếu không sẽ rất dễ quên chúng.

Kỹ năng tự học
Kỹ năng tự học là kỹ năng dựa trên sự hình thành thói quen học của bạn. Ảnh Internet

4. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Đây là khả năng giúp bạn hiểu và quản lý cảm xúc của mình và của những người xug quanh. Có hai bước để quản trị cảm xúc đó là:

Bước 1: Nhận biết được cảm xúc của mình

Để luyện được khả năng này bạn cần thường xuyên chú ý đến tâm trạng của bản thân và người khác để biết họ đang nghĩ gì và đang cs cảm xúc gì?

Bước 2: Kiểm soát cảm xúc của mình

Một người biết kiểm soát cảm xúc không bao giờ để cảm xúc trở nên thái quá khi đối diện với một sự việc mà người khác có thể dễ dàng mất kiểm soát. Điều này có nghĩa là bạn không dễ bị tác động bởi những chiêu trò câu view, quảng cáo, lôi kéo và những thông tin không chính thống. Lúc này, bạn cần: không phản pháo, không tranh cãi khi có mâu thuẫn. Không đưa ra quyết định vội vàng khi đang phấn khích, không để cảm xúc bị ảnh hưởng bởi đám đông.

kiểm soát cảm xúc
Bạn cần học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước những tình huống mà người khác không thể. Ảnh Internet

Điều này không có nghĩa là bạn đang biến mình trở thành một con người vô cảm. Chỉ là bạn đang dùng lý trí của mình đẻ xác định một thông tin nào đó đúng hay sai, nên hay không nên làm. Bạn hiểu rằng cho dù cảm xúc đi sau cũng không phải quá muộn. Ngoài ra, việc khơi dậy cảm xúc cũng chính là một kỹ năng.

Bạn hoàn toàn có thể dùng lý trí của mình để biến cảm xúc từ trạng thái buồn chán sang trạng thái vui vẻ, từ bi quan thành lạc quan. Bí quyết là: Khi bạn lưu trữ những kí ức làm khơi dậy những cảm xúc tích cực. Có thế chúng sẽ đến từ quá khứ hoặc viễn cảnh trong tương lai. Khi cần thì mang ra để hồi tưởng và hình thành cảm xúc tương ứng như việc nghĩ tới kẹo là bạn sẽ thấy ngọt trong miệng

5. Kỹ năng quản lý thời gian

Thời gian là một món quà vô giá nó có thể giúp bạn có được hạnh phúc, tiền bạc và tri thức. Mỗi người có một quỹ thời gian nhất định mà bạn cần phải biết cách quản lý nó để từng giờ trôi qua đều ý nghĩa và không hối tiếc. Để làm được điều này bạn cần:

Bước 1: Nhận thức rằng thời gian là hữu hạn

Bạn cần hiểu rằng cuộc sống chính là một phép trừ bạn không thể tùy tiện lãng phí thời gian được. Vì thế ở mỗi giai đoạn của cuộc đời bạn cần phải đạt được một thanh tựu phù hợp với mình.

thời gian
Bạn cần hiểu rằng cuộc sống chính là một phép trừ bạn không thể tùy tiện lãng phí thời gian được. Ảnh Internet

Bước 2: Làm cho thời gian nên quý báu

Trước tiên bạn cần xác định các mục tiêu, các công việc mình cần làm (vượt xa hơn so với cái mà bạn nghĩ rằng mình có khả năng làm). Giới hạn thời gian thấp hơn so với giới hạn thời gian công việc hiện tại của bạn. Sự khan hiếm về thời gian sẽ thúc đẩy bạn sử dụng các công cụ hỗ trợ hoặc tìm cách tối ưu công việc.

Bước 3: Ưu tiên thời gian cho những thứ quan trọng nhất

Bạn cần xác định được công việc nào càng mang lại giá trị thì càng quan trọng. Hãy tập trung vào làm những việc đáng làm và loại bỏ những công việc vặt vãnh.

Bước 4: Thường xuyên xem xét và điều chỉnh lại công việc của mình

Bạn cần tổng kết lại công việc của mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm và rút ra những thứ mình cần phải thay đổi trong khoảng thời gian tiếp theo điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian dành cho những công việc khác có giá trị hơn.

Rèn luyện kỹ năng
Bạn cần tổng kết lại công việc của mình và rút ra những thứ cần phải thay đổi trong khoảng thời gian tiếp theo. Ảnh Internet

Rèn luyện kỹ năng mềm trên sẽ giúp con đường đến thành công của bạn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ngày một ngày 2 bạn đã có thể rèn luyện được những điều này. Hãy nhớ rằng bạn không cô đơn trong hành trình này, Topnews.com.vn sẽ luôn đồng hành trên con đường thành công của bạn.

Hiền Anh tổng hợp