1. Tết Thái Lan diễn ra vào tháng mấy?
Tết Thái thường được cộng đồng quốc tế biết đến là lễ hội “hoang dại” té nước. Đây là dịp người Thái tổ chức mừng năm mới từ ngày 13 -15/4.
Thái Lan nổi tiếng là vương quốc Phật giáo với nhiều công trình kiến trúc chùa chiềng độc đáo. Nơi đây trở thành điểm đến du lịch tâm linh của các tín đồ và khách du lịch thập phương. Quốc giáo chính là khởi nguồn cho năm mới của đất nước này. Từ năm 1941, Hoàng gia Thái ra quy định Tết Songkran sẽ bắt đầu ngày 13/4 đến 15/4 Dương lịch hàng năm là kết thúc.
1.1. Giai đoạn chuẩn bị (từ ngày 12/4 – 13/4)
Trong đó, trước ngày lễ chính thức, vào ngày 12, người dân đã bắt đầu thực hiện các khâu dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa. Bên cạnh đó, việc mua sắm thức ăn và các loại vật dụng ngày Tết cũng diễn ra vô cùng sôi động.
Sang đến ngày 13/4, hoạt động chuẩn bị càng nhộn nhịp hơn. Có thể ví ngày 13 ở Thái cũng giống như 30 tết ở Việt Nam. Mọi người trong gia đình sẽ quây quần cùng nhau nấu nướng các món ăn truyền thống. Ngoài ra họ còn bày biện sẵn thức ăn để dâng lên chùa vào ngày 14/4.
1.2. Tết Thái ngày Wan Payawan (ngày 14/4)
Đến ngày Wan Payawan (14/4), người dân sẽ diện những trang phục đẹp nhất và lên chùa thật sớm. Họ sẽ dùng một bữa cơm thân mật cùng với gia đình. Sau khi thực hiện các nghi lễ, họ bắt đầu thực hiện nghi lễ lau tượng Phật bằng nước thơm. Nghi lễ nằm nhằm để thể hiện sự thành kính và cầu mong mọi điều may mắn. Đặc biệt, mọi người dân Thái Lan đều tâm niệm rằng, trong ngày Wan Payawan, không ai được làm hành động sai trái. Đồng thời, họ cần giữ tâm thiện lành và tuyệt đối tránh nói ra những điều không may mắn.
1.3. Tết Songkran (ngày 15/4)
Ngày cuối cùng của Tết Songkran 15/4 được gọi là Wan Parg-bpee. Trong ngày đặc biệt này, người Thái sẽ dành thời gian để đi thăm những người trong họ hàng. Đồng thời, họ sẽ thực hiện nghi thức “Rod Nam Dam Hua”. Những người nhỏ tuổi hơn sẽ rưới nước thơm lên tay những bậc trưởng bối. Theo quan niệm của người Thái Lan, đó là một cách để bày tỏ tình yêu thương, lòng tôn kính đối với họ.
2. Những món ăn truyền thống của tết Thái
Một số món truyền thống nổi tiếng khắp nơi được người Thái ưa chuộng trong Tết Songkran là Tom Yum Kung, Som Tam, Kaeng Phed (Cà ri đỏ), Pla Rad Prik (Cá Diêu Hồng chiên sốt ba vị), Gai Haw Bai Toey (Thịt gà nướng cuộn lá dứa).
2.1. Tom Yum Koong
Nhắc đến Thái Lan chắc chắn du khách không thể quên được món Tom Yum Koong – một đại diện tiêu biểu của nền ẩm thực truyền thống của quốc gia này. Trong đó, “Tom” có nghĩa là quá trình nấu sôi còn “Yum” là tên của một nhóm thảo mộc có vị chua và cay. Ăn Tom Yum đúng điệu là khi vẫn đang nấu sôi sùng sục.
Qua một sự thay đổi của xã hội cùng với nhu cầu ăn uống khác nhau, nguyên liệu món ăn cũng trở nên đa dạng hơn. Người Thái cải tiến món ăn bằng cách cho thêm các loại gia vị và hải sản. Người Thái Lan gọi đây là mới canh may mắn. Có lẽ đó cũng là lý do mà món ăn này không thể thiếu trong ngày tết. Chỉ khi có Tom Yum Koong thì bữa ăn mới thực sự ngon và tròn vị. Món ăn này cũng được người dân xem như “linh hồn” của bữa cơm.
Món súp tôm chua này thường được chế biến theo nét đặc trưng của mỗi vùng miền. Do đó, dựa vào hương vị, có thể đoán được người ở miền nào nấu ra. Súp của miền Nam Thái Lan thường đục vì có nước cốt dừa. Còn người dân miền Bắc lại cầu kỳ hơn khi làm nước súp bằng việc ninh gà lấy nước cốt. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa nước cốt gà và nước rau mùi. Một số gia vị khác góp mặt như: xả, giềng, lá chanh, gừng… tạo hương vị thơm ngon độc đáo.
2.2. Món Son Tam trứ danh ngày Tết Thái
Tết đi du lịch Thái Lan thì đừng bỏ qua món Som Tam các bạn nhé. Món ăn này pha trộn giữa gỏi đu đủ, tôm khô, ba khía và xôi nếp. Tất cả nguyên liệu được nấu trong ống tre. Nhờ đó, xôi nếp bùi bùi hòa quyện cùng với vị ngọt thơm của tôm khô và kết hợp hoàn hảo với các thứ gia vị đi kèm. Som Tam không chỉ làm nức lòng thực khách vì mùi vị mà còn khiến người ta phải xuýt xoa bởi các trang trí bắt mắt.
Ăn Som Tam cũng cần có cách riêng. Khi bạn dự một bữa cơm tết Thái, người dân sẽ hướng dẫn tỉ mỉ bạn cách thưởng thứ sao mới đúng điệu. Đối với món ăn này, thực khách cần dùng miếng bắp cải mà xúc gỏi, như người Việt Nam vẫn hay xúc bánh tráng. Ăn lần đầu, cảm giác đầu tiên là lạ miệng và ấn tượng. Đến lần hai thì bạn sẽ phát hiện ra mình đã nghiện lúc nào không hay.
2.3. Kaeng Phed (Cà ri đỏ)
Người Thái cho rằng trong những ngày đầu tết Thái, nếu ăn món cà ri đỏ thì vận may sẽ dồi dào cả năm. Vì họ quan niệm rằng, màu đỏ của cà ri đỏ sẽ mang đến vận đỏ. Món ăn truyền thống này thường xuyên góp mặt vào các bữa cơm của người dân. Đặc biệt, với ý nghĩa của mình, Kaeng Phed nằm giữa mâm cơm mừng năm mới như một lời cầu chúc may mắn của người dân ở xứ sở nụ cười.
Món cà ri Thái có vị cay của ớt đánh thức giác quan và trở thành điểm nhấn nâng cao hương vị của các nguyên liệu khác. Ngoài ra, điểm hấp dẫn của món ăn cũng nằm ở vị béo và thơm nhè nhẹ của nước cốt dừa. Các hương liệu được kết hợp cực kỳ hoàn hảo. Đặc biệt, cà ri kết hợp với vịt quay trở thành điểm khác biệt nhưng vô cùng lôi cuốn. Đó là lý do vì sao mà món ăn này chinh phục được những thực khách vô cùng khó tính trên đất Thái lẫn du khách quốc tế. Người Thái luôn tự hào vì Kaeng Phed đứng đầu trong Top 50 món ăn ngon nhất thế giới do kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn.
2.4. Tết Thái có món Pla Rad Prik
Món Pla Rad Prik là món Cá Diêu Hồng chiên sốt ba vị. Món ăn này được chiêu đãi trong ngày tết mang ý nghĩa cầu mong nhiều may mắn, sung túc cả năm. Chắc chắn Pla Rad Prik sẽ khiến bạn mê tít vì độ ngọt trong từng thớ cá được rán giòn tan. Đặc biệt, nước sốt đậm đà kết hợp chua, ngọt, cay ăn mãi mà không chán. Trong dịp năm mới, đến đây nhâm nhi một ít rượu mừng cùng món ngon nức lòng cùng những người bạn Thái thì còn gì bằng!
2.5. Gai Haw Bai Toey
Món thịt gà nướng cuộn lá dứa vừa lạ lạ lại vừa ngon. Đây là món ăn đặc biệt mừng năm mới của người Thái. Thịt gà được ướp gia vị thật kỹ và cuộn trong lá dứa thơm. Đặc sản trứ danh này mang hương vị trên cả tuyệt vời. Thưởng thức gà thơm ngon ngất ngây trong không khí ấm cúng là những điều mà du khách gần xa không thể bỏ lỡ.
3. Các địa điểm du lịch đón Tết Thái Lan
3.1. Bangkok
Tham dự những ngày tết Thái Lan tháng 4, bạn hãy ghé thăm thủ đô Bangkok. Tết truyền thống ở thủ đô khác biệt hơn nhiều vùng khác. Bangkok là nơi hội tụ nhiều ngôi chùa cổ kính. Do đó, các hoạt động tắm Phật và cầu nguyện diễn ra nghiêm trang đúng với phong tục Tết của Thái. Những địa điểm bạn có thể ghé thăm như Wat Arun, Wat Pho, Wat Phra Kaeo,…
Đặc biệt, du khách quốc tế vô cùng thích thú với lễ hội té nước Songkran. Bạn đừng bỏ lỡ nhé, hãy lưu lại ngay các địa điểm thường tổ chức lễ hội này. Đừng bỏ qua Banglamphu, Khao San, Quảng trường Hoàng gia Rattanakosin, Phra Athit, Wisut Krasat, Sangthichaiprakan…
3.2. Đến Chiang Mai đón Tết Thái
- Nghi lễ truyền thống
Chiang Mai cũng là thành phố cực kỳ nhộn nhịp trong dịp đầu năm mới. Ngày 12/4 được xem là ngày náo nhiệt nhất ở Chiang Mai. Sau khi dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, các gia đình sẽ bắt đầu hòa mình vào nghi lễ rước phật quan thành phố. Đoàn rước diễu hành từ cầu Nawarat, thành Thapae, và nhiều con đường khác đến điểm cuối cùng là của Wat Prasingh.
Ở đây cũng có hoạt động tham gia té nước hoa nhài vào tượng Phật khá thú vị. Ngoài ra, hãy đến và thưởng thức các màn biểu diễn múa Lanna truyền thống. Đặc biệt, bạn chắc chắn sẽ mê mệt với các món ăn truyền thống cực ngon được bày bán dọc các con đường.
- Thủ phủ ngày lễ Songkran
Lễ hội té nước ở Thái Lan được tổ chức lớn nhất tại BangKok. Tuy nhiên chỉ khi đến Chiang Mai thì bạn mới cảm nhận được một lễ hội mang đậm truyền thống nhất. Người dân ChiangMai vẫn còn giữ được những nét văn hóa thời xưa cổ. Do đó, Tết té nước ở đây vẫn được coi là hấp dẫn nhất.
Người ChiangMai thường chuẩn bị cho Tết Songkrai từ trước đó 1 tháng. Họ lo trang hoàng nhà cửa, tu sửa đền chùa thật lộng lẫy, đặc biệt là chuẩn bị thật chỉnh chủ các dụng cụ để té nước.Thật không sai khi người Thái gọi ChiangMai là thủ phủ của ngày lễ Songkran. Họ tổ chức lễ khai mạc vô cùnghoành tráng, cùng với ngày hội té nước sôi động là những tiết mục trình diễn truyền thống.
3.3. Đón Tết ở Thái Lan nhớ ghé Pattaya
Ngoài các lễ hội té nước truyền thống Songkran chào năm mới như nhiều địa điểm trên cả nước. Tại Pattaya, du khách có thể cùng người dân địa phương tham gia lễ hội cầu mưa cho những mùa màng sắp tới. Bạn sẽ được tham gia các lễ diễu hành, các sự kiện văn hóa trên các bãi biển,…
Pattaya vốn được mệnh danh là “thành phố không bao giờ ngủ”. Do đó, với những ai yêu thích trải nghiệm không khí sôi động những ngày Tết thì đây là chốn vui chơi không thể bỏ qua. Bạn sẽ mãn nhãn với màn trình diễn của nghệ sỹ chuyển giới trong Tiffany và sex show. Hay tham gia các bộ môn thể thao năng động ở bãi biển Pattaya xinh đẹp. Ngoài ra, du khách cũng có thể đón tết Thái ở phố đi bộ với hàng loạt câu lạc bộ, quán rượu, quán bar,… “quẫy” hết mình khi màn đêm buông xuống.
3.4. Đón Tết Thái ở Phuket
Các màn té nước, tiệc tùng, hò hét, nhảy múa chính là điểm đến của những ai yêu thích sự sôi động. Bạn sẽ vô cùng thích thú khi lễ hội còn có sự tham gia đặc biệt của các chú voi, vòi rồng và xe cứu hỏa. Nếu yêu thích các hoạt động từ thiện thì du khách có thể tham gia các lễ rước Phật trên bãi biển Patong, vảy nước hoa lên người lớn tuổi với lòng thành kính,…Cùng rất nhiều sự kiện được tổ chức tại công viên Loma, trung tâm Jungceylon, bến cảng.
Ngoài ra, đến Phuket vào dịp Tết Nguyên Đán, chắc chắn bạn sẽ không lo buồn chán. Với thiên đường nhiệt đới xanh mát những hàng dừa, du khách được tận hưởng thiên nhiên một cách trọn vẹn. Ngoài ra, những bãi tắm cát trắng nắng vàng, nước biển trong veo thích hợp cho các hoạt động vui chơi ngoài trời. Bạn đừng bỏ qua Mũi Promthep, đảo Phi Phi, vịnh Tonsai, vịnh Phang Nga, làng Gypsy,…
3.5. Khon Kaen
Nếu bạn đang định đi du lịch tết Thái Lan năm nay thì hãy lên kế hoạch tham quan điểm đến lý tưởng Khon Kaen. Vùng đất bạt ngàn ruộng lúa sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm cực kỳ khó quên gắn với nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này.
Trong đó, bạn sẽ được tham gia vào vô vàn hoạt động độc đáo, sôi động như diễu hành bằng xe bò, tham gia thi ném bi sắt hay khám phá hội chợ ẩm thực với các món ăn hấp dẫn.
4. Lưu ý khi tham gia lễ hội Songkran Tết Thái
4.1. Trang phục
Có cơ hội đến Thái và tham gia lễ hội té nước, bạn nên lưu ý chọn trang phục phù hợp. Tiêu chí đầu tiên là gọn gàng, thuận lợi di chuyển vì thực chất bạn sẽ “chiến đấu” và tránh bị bắn nước vào người. Trang phục rườm rà sẽ dễ gây nguy hiểm. Ngoài ra, không nên chọn trang phục mỏng và màu trắng vì khi bị ướt bạn sẽ bị rơi vào những tình huống khó xử đấy nhé!
Gợi ý tốt nhất cho người tham gia lễ hội Songkran là mặc một chiếc quần short sẫm màu, dày dặn cùng một chiếc áo phông sẫm màu. Như vậy, vừa thoải mái vừa tự tin, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng với cuộc chiến súng nước cực vui rồi.
4.2. Đồ dùng điện tử
Nước sẽ khiến các đồ dùng điện tử bị hư hỏng và chắc chắn bạn sẽ không muốn các ‘con cưng” của mình xảy ra bất kỳ điều gì. Do đó, trước khi lâm trận, bạn nên gửi tất cả thiết bị điện tử tại khách sạn để yên tâm tham gia lễ hội. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng chúng để chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc hoặc đơn giản để liên hệ với người thân thì bạn có thể tận dụng những chiếc túi chống nước chuyên dụng cho mỗi sản phẩm để bảo quản chúng một cách tốt nhất nhé. Khi đi hết mình, khi về tả tơi thì sẽ buồn lắm đấy!
4.3. Chú ý an toàn khi tham gia ngày hội Tết Thái
Lễ hội sẽ có rất nhiều người tham gia, bạn sẽ bị bắn nước lên người liên tục. Do đó hãy đảm bảo bạn hoàn toàn đủ sức khỏe để tham gia. Ngoài ra, sân chơi sẽ khá trơn trượt, do đó bạn cần trang bị các đồ bảo hộ một cách tốt nhất. Kính mắt là một giải pháp hay để trở thành một chiến binh bền bỉ hơn.
Ngoài ra, bạn hãy chú ý bảo vệ bản thân, đặc biệt là du khách nữ. Vì có nhiều người lạ tham gia chơi, nhiều người đùa quá trớn hoặc có ý đồ xấu mà tấn công bạn. Vì vậy, tốt nhất, hay tham gia lễ hội theo nhóm để bảo vệ nhau nhé!
4.4. Thể hiện sự thân thiện
Dù trong tình huống nào, bạn cũng nên chú ý thể hiện sự thân thiện với người khác. Đặc biệt, du khách có thể làm quen với người dân bản địa với những câu chúc ngắn cực kỳ dễ học như Sawadee Khrap (chào anh); Sawadee Kha (chào chị); “Sawasdee Pee Mai!” (chúc mừng năm mới).
4.5. Chọn phương tiện di chuyển khi đón Tết Thái
Sau khi tham gia lễ hội, du khách thường sẽ bị mệt mỏi, do đó hãy chọn nơi ở có vị trí tốt để hạn chế di chuyển trong điều kiện xe cộ đông đúc của những ngày tết Thái Lan. Tuk tuk hoặc xe bus có thể là phương tiện giúp bạn đi lại nhanh chóng.
Ngày Tết Thái Lan chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời và đầy ấn tượng. Chính vì thế, hãy nhanh lên lịch hẹn với đất Thái ngay tháng 4 này để hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội và thưởng thức những món ăn tuyệt hảo nhất bạn nhé!
Nguyễn Mai tổng hợp