Với những người đã sử dụng ôtô nhiều năm, việc đi đăng kiểm ôtô theo định kỳ không có gì lạ. Nhưng có lẽ đối với những tài xế mới còn gặp nhiều bỡ ngỡ. Để đăng kiểm xe khi đến hạn, bạn có thể mất khoảng một tiếng đến nửa buổi tùy lượng xe đi đăng kiểm và tình trạng xe hiện tại. Hãy cùng tìm hiểu xem các thủ tục đăng kiểm xe ô tô cần những gì nhé.
1. Đăng kiểm ôtô là gì?
Đăng kiểm ôtô là để đảm bảo an toàn đồng thời bảo vệ môi trường. Hầu hết các chủ xe mới điều phải tiến hành làm thủ tục đăng kiểm xe ô tô trước khi đăng ký xe mới. Đây là một quy trình quan trọng và bắt buộc chủ sở hữu xe phải thực hiện. Ở đây khi các bạn đến làm thủ tục đăng kiểm xe ô tô thì nhân viên đăng kiểm sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra theo đúng trình tự đã quy định để biết xe có đạt tiêu chuẩn hay không.
- Nếu đạt: Chủ sở hữu xe sẽ được cấp hoặc được phép gia hạn giấy đăng kiểm trước đó.
- Nếu không đạt: Chủ sở hữu xe bắt buộc phải hoàn thiện những lỗi chưa đạt đến khi nào đạt thì mới được cấp giấy đăng kiểm xe.
Trên thực tế hiện nay có rất nhiều phương tiện đã quá thời gian sử dụng, lỗi thời cũ kỹ nhưng vẫn được đưa vào sử dụng nó ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm bên trong lại vừa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó những xe trước khi được đưa vào sử dụng tham gia giao thông thì cần phải được đăng kiểm để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
2. Mục đích đăng kiểm ô tô
2.1. Mục đích của đăng kiểm ô tô
Mục đích quan trọng và chủ yếu nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn.
Đăng kiểm xe ô tô là việc làm bắt buộc và cần thiết. Bạn đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông bên cạnh đó còn bị xử phạt khi công an tuýt còi.
2.2. Những bước đăng kiểm ôtô
Sau đây là tuần tự đăng kiểm thực tiễn tại các trung tâm đăng kiểm:
- Kiểm tra biển số xe xem có được gắn chắc chắn hay chưa.
- Tìm và lau số máy, số khung.
- Kiểm tra mực nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì không ổn.
- Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng không.
- Kiểm tra phun nước, cần gạt nước có hoạt động tốt.
- Kiểm tra bảng đồng hồ xe.
- Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở đã an toàn chưa.
- Phanh tay có làm việc ổn.
- Bảo dưỡng xe ôtô.
3. Quy trình thủ tục đăng kiểm xe ô tô mới
Với xe con không kinh doanh vận tải, chu kỳ khám lần đầu là 30 tháng, sau đó cứ đều đặn 18 tháng một lần. Tới khi chạm mức 7 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám sẽ rút ngắn còn 12 tháng. Nếu hơn 12 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám còn 6 tháng. Theo đó, quy trình đăng kiểm xe ô tô sẽ qua các bước như sau:
- Nộp hồ sơ: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Sau đó trình bày tờ khai và đóng phí. Bao gồm: Phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận. Đối với xe con, phí kiểm định là 240.000 VNĐ và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 VNĐ.
- Chờ khám xe: Trường hợp nếu xe có vấn đề không đạt yêu cầu, các nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để bạn mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì thế để nhanh chóng, bạn nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu không có vấn đề gì, thời gian chờ khám xe chỉ mất khoảng 5 – 10 phút.
- Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe của bạn đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm. Thì nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.
- Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục trên. Tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới cho xe, nhận hồ sơ và ra về.
4. Hồ sơ đăng kiểm xe ô tô
4.1 Chuẩn bị hồ sơ thủ tục kiểm tra định kỳ
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng và an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo đó, để được lăn bánh trên đường, xe ô tô phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (kiểm định) tại cơ sở đăng kiểm được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép. Khi đi đăng kiểm bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- CMND chủ xe cần photo 3 bản (Đem theo bản chính),
- Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
- Tờ khai công an về đăng ký xe sẽ là 2 bản chính theo mẫu quy định
- Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường )
- Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định),
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Cần 1 bản chính.
4.2. Các giấy tờ xe đi đăng kiểm
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên đây thì chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm. Đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực về quyết định bán xe dự trữ quốc gia.
- Bản chính của các giấy tờ: Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo).
- Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực. Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
5. Các chu kỳ khám xe và đăng kiểm xe ô tô
Chu kỳ đăng kiểm của từng loại ô tô, với các hình thức sử dụng khác nhau cũng sẽ được chia khác nhau. Cụ thể: Các loại xe ô tô dưới 9 chỗ có tham gia kinh doanh và các các loại xe chở người trên 9 chỗ.
Trong đó, xe trên 9 chỗ được chia ra làm 2 loại như sau:
- Phương tiện chưa cải tạo: Đối với các phương tiện chưa cải tạo thì chu kỳ đăng kiểm xe lần đầu tiên sẽ là 18 tháng. Chu kỳ đăng kiểm tiếp theo định kỳ sẽ là 6 tháng /1 lần.
- Phương tiện đã cải tạo: Đối với các phương tiện đã cải tạo các tính năng như thay đổi hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái,… có chu kỳ đăng kiểm lần đầu sẽ là 12 tháng. Các chu kỳ tiếp theo định kỳ sẽ là 6 tháng/1 lần.
6. Bao nhiêu lâu cần phải đi đăng kiểm xe ô tô?
Đăng kiểm xe ô tô là quá trình các trung tâm đăng kiểm kiểm tra chất lượng xe. Để xem có đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật như thắng, lái và mức độ bảo vệ môi trường hay không. Đây là quy trình quan trọng và bắt buộc chủ sở hữu xe phải thực hiện. Trước khi đăng ký xe mới hoặc đảm bảo xe được lưu thông tiếp tục dành cho việc mua lại xe cũ.
Tùy theo từng loại xe cụ thể và tuổi thọ hiện có của xe mà có những thời điểm đăng kiểm quy định khác nhau. Thông thường thì những xe đã từng đăng kiểm, thời hạn đăng kiểm xe ô tô được nêu cụ thể trên tem đăng kiểm xe. Loại tem này được dán phía trên kính chắn gió của xe. Thời gian cụ thể đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải:
- Chu kỳ kiểm định xe lần đầu là 30 tháng, sau đó cứ đều đặn 18 tháng một lần
- Đến khi xe được 7 năm kể từ ngày sản xuất. Chu kỳ kiểm định xe sẽ rút ngắn còn 12 tháng
- Nếu hơn 12 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ đăng kiểm còn 6 tháng.
Thông thường cơ quan chức năng chỉ công bố thông tin hết hạn đăng kiểm xe cơ giới trên bảng thông báo đặt tại sở giao thông vận tải tỉnh/thành phố hoặc website (nếu có). Do đó, chủ xe cần chủ động sắp xếp đưa xe đi đăng kiểm lại khi đến hạn.
7. Việc nên làm trước khi đi đăng kiểm xe ô tô
Với xe có tuổi thọ từ 7 đến 12 năm là 12 tháng và trên 12 tháng sẽ có chu kỳ 6 tháng/lần. Đối với những chiếc xe ô tô mới thì bạn chỉ cần vệ sinh sơ qua, làm sạch chiếc xe là đăng kiểm bình thường. Riêng những chiếc xe ô tô cũ, để giúp việc đăng kiểm nhanh chóng và thuận lợi hơn, bạn nên:
- Lau sạch biển số trước sau để giúp nhân viên đăng kiểm dễ dàng kiểm tra.
- Lau sạch số máy và số khung, kiểm tra các số có bị mờ không.
- Mở cabin kiểm tra mức nước làm mát động cơ cao hay thấp. Nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực của xe và quan sát dấu hiệu khác trong khoang động cơ. Nếu cần thì thay thế hoặc thêm vào dung dịch cho phù hợp.
- Kiểm tra nội – ngoại thất xem có bộ phần nào cần thay thế hoặc chỉnh sửa.
- Kiểm tra phần gạt nước và phần phun nước xem có dấu hiệu gì bất thường không. Hãy sử dụng thử để xem tình trạng hoạt động của nó.
- Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp.
- Không quên kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu lệch.
- Bên cạnh đó hãy kiểm tra xem đèn xe có vấn đề gì hay không.
8. Thủ tục đăng kiểm xe ô tô cũ đã qua sử dụng
Khi đăng kiểm xe ô tô cũ chúng ta cần chú ý:
- Nếu người mua xe cũ qua sử dụng bạn hiện đang cư ngụ cùng tỉnh/thành phố với người bán. Chúng ta không cần phải đăng kiểm lại mà tiếp tục sử dụng xe tới khi hết hạn đăng kiểm. Vì niên hạn nếu còn thì không bắt buộc đăng kiểm lại từ đầu. Sau đó tiến hành đăng kiểm lại tương tự như đăng kiểm lần thứ hai.
- Trường hợp người mua xe không cùng địa bàn nơi bạn đang ở. Thì đối với bên bán phải tiến hành rút hồ sơ gốc và bàn giao cho bên mua để thực hiện thủ tục quá trình đăng ký mới với biển số mới.
- Bên mua xe phải có trách nhiệm thực hiện tiến hành nộp các khoản phí lệ phí trước bạ sang tên, đổi với chủ sở hữu là 2% giá trị xe được tính theo mức khấu hao được ban hành theo quy định của Bộ tài chính. Sau đó tiến hành đăng ký lại và được cấp biển số mới tại điểm đăng ký trực thuộc tỉnh/thành phố cư trú. Và cuối cùng là đăng kiểm lại theo biển số mới được cấp.
Nói chung về các thủ tục, mọi quy trình, thủ tục đăng kiểm thực ra đều khá đơn giản và dễ dàng. Đồng thời với những điều đã chia sẻ ở trên còn có thể tiết kiệm được số tiền kha khá. Qua bài viết hy vọng các bạn đã hiểu thêm về quy trình, thủ tục đăng kiểm xe ô tô nhé. Và đừng quên theo dõi Chuyên mục Tin tức thường xuyên để có thêm nhiều thông tin nhanh chóng.
Hoàng Tùng tổng hợp