1 Tiền Malaysia là gì ?
Tiền Malaysia còn có tên gọi là Ringgit Malaysia đây chính là đơn vị tiền tệ chính thức của Malaysia. Tiền Ringgit Malaysia được chia nhỏ ra dưới dạng tiền giấy và tiền xu và có ký hiệu là MYR. Từ Ringgit là thuật ngữ có nghĩa miêu tả sự “lờm chờm” của các răng cưa đô la. Nguồn gốc của nó là từ Tây Ban Nha và là di sản chung của cả tiền đô la Singapore và tiền đô la Brunei. Lúc đầu tiền Ringgit được mang ký hiệu giống như đô la. Tuy nhiên sau đó do biến động của chính trị Malaysia đã lấy ký hiệu là RM, đến nay ký hiệu chính thức được công nhận là MYR.
2 Tiền giấy Malaysia
Điểm giống nhau của tất cả các đồng tiền giấy ở Malaysia là đều in hình của tổng thống Tuanku Abdul Rahman. Đây là vị tổng thống vĩ đại có quan điểm chính trị sâu sắc thống trị đất nước này. Ngoài ra, nổi lên trên nền của tờ tiền là hinh ảnh bông hoa râm bụt sặc sỡ.
Tại các điểm rút tiền ATM, bạn thường sẽ rút được đồng giấy 50 RM và mỗi tờ tiền giấy ở nước này là một màu khác nhau để phân biệt giá trị cao thấp.
2.1. Tiền giấy RM1
Tiền giấy RM1 có nền màu xanh da trời, đằng trước là chân dung vị tổng thống và các ký hiệu số, chữ, hoa râm bụt và mặt sau in hình lá diều Wau bulan – đây là một biểu tượng đặc biệt của người Malaysia.
2.2. Tiền giấy RM5
Tờ RM5 có màu xanh đậm là tông chủ đạo và mặt trước của nó cũng giống như các tờ tiền khác. Hình in trên mặt sau là quốc chim Malaysia. Tên gọi của nó là con tê giác tê giác – Loại chim này có nhiều đặc biệt được đánh giá là những con chim bản lĩnh. Và người Malaysia coi nó như những thủ lĩnh của những loài chim
2.3. Tờ tiền RM10
Tờ RM10 có màu đỏ giống với tờ 10.000 cũ của Việt Nam. Mặt trước của nó cũng không có gì đặc biệt cùng vị tổng thống và quốc hoa Malaysia. Mặt sau của nó là một bông hoa mang tên Rafflesia. Đây là ký sinh thực vật có hoa và nó được xem là rất đặc biệt đối với đất nước này.
2.4. Tờ RM20
RM20 có màu da cam làm chủ đạo và mặt trước được in giống như những tờ tiền giấy khác. Mặt sau của RM20 được in hình đồi mồi của những con rùa trong dòng họ vích quý nổi tiếng của Malaysia.
2.5. Tiền giấy RM50
Sau khi được cải tiến nhiều lần RM50 có màu xanh lam nhạt. Ngoài vị tổng thống vĩ đại Rahman ra đằng sau tờ RM50 còn có in hình vị tổng thống đầu tiên của nước Malaysia. Ngoài ra, tờ tiền giấy này còn có hình ảnh cây cọ dầu cũng là một trong những biểu tượng cho người dân nơi đây.
2.6. Tờ RM100
Cuối cùng là tờ RM100, đây là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong số các tiền giấy của Malaysia. Màu chủ đạo của RM100 là màu tím. Mặt sau in hình núi Kinabalu và các dãy đỉnh núi đá của thung lũng Gunung api, tất cả đều là những cảnh sắc nổi tiếng tại Malaysia.
Ngoài ra, Malaysia còn có các tờ tiền: RM2 – màu hoa cà, RM20 – nâu/trắng, RM500 – cam, RM1000 – xanh dương/xanh lá cây, tính tới thời điểm hiện tại đã không còn được lưu hành nữa.
3. Tiền xu Malaysia
Tiền xu Malaysia được chia thành 100 sen (xu) thành những đồng xu có mệnh giá lớn dần từ: 5 sen, 10 sen, 20 sen và 50 sen. Chất liệu của các đồng xu này đều làm từ thép, đồng hoặc niken, đường kính và cân nặng cũng tăng dần theo giá trị của từng đồng. Một số đồng xu có trọng lượng rất nhẹ và trông như hàng giả vậy! Dựa vào tỷ giá bạn có thể dễ dàng quy đổi tiền xu của Malaysia để dễ dàng hơn trong việc ghé thăm đất nước này.
- Đồng 5 sen và 10 sen: Được làm từ là thép không gỉ nên chúng có màu trắng và viền cạnh được gần như trơn. Cả hai đồng đều có 14 chấm và năm đường ngang trên một mặt đồng tiền. Trên đồng 5 sen là họa tiết vải của các bộ tộc Kadazan-Dusun. Còn đồng 10 sen có khắc họa tiết mẫu dệt của người Meh Meri.
- Đồng 20 sen và 50 sen: Được làm chủ yếu từ đồng hoặc niken nên màu của chúng là màu vàng. Trên cả 2 đồng tại một mặt đều khắc 14 chấm và năm dòng ngang. Ngoài ra các hình khắc khác đều mang tính chất bảo mật.
Không giống như Thái Lan – nơi tiền xu được sử dụng phổ biến. Khi đến với Malaysia, bạn sẽ hiếm khi gặp nhiều tiền xu. Giá tiền hàng hóa ở đây thường được làm tròn đến mệnh giá đồng ringgit giấy gần nhất. Ở một số trường hợp, siêu thị sẽ không sử dụng tiền xu và sẽ đưa lại cho bạn vài cục kẹo thay cho tiền thừa!
4. Quy đổi tiền Malaysia sang tiền Việt Nam
Tiền giấy
- 1RM = 5.536,43 VNĐ
- 5RM = 27.682,16 VNĐ
- 10RM = 55.364,32 VNĐ
- 20RM = 110.728,65 VNĐ
- 50RM = 276.821,62 VNĐ
- 100RM = 553.643,24 VNĐ
Tiền xu
- 5 sen = 2 785 VNĐ
- 10 sen = 5 570 VNĐ
- 20 sen = 11 140 VNĐ
- 50 sen = 27 850 VNĐ
Đồng tiền xu có mệnh giá nhỏ có thể dùng để trao đổi mua bán những dịch vụ sản phẩm có giá trị nhỏ.
5. Cách phân biệt tiền thật tiền giả
Đối với tiền giấy cách đầu tiên để phân biệt thật giả là hãy sờ và cảm nhận bằng tay. Chất liệu tiền giấy Malaysia rất tốt được làm từ bông. Cảm giác của nó là mọi ghi chú trên đó đều sờ thấy rõ nét mà các kỹ thuật tiền giả khó làm giống.
Tại một số điểm trên tờ tiền giấy có sử dụng công nghệ in mầu chìm. Bạn phải nghiêng tại một số điểm dưới đây sẽ thấy có các hình mờ. Đây chính là một tính năng bảo mật của tiền tệ Malaysia để phân biệt tiền thật và tiền giả.
- Chân dung của Seri Paduka đầu tiên Baginda Yang di-Pertuan Agong
- Nước “100” gần với chữ ký Gabenor.
- Từ “Ringgit Malaysia” dưới chân dung Agong.
- Từ “RM 100” trên bức chân dung Agong.
Chất lượng giấy và màu sắc của tờ tiền cũng là những yếu tố quan trọng để nhận biết. Đối với tiền thật bao giờ cũng cũng ít sáng hơn là tiền giả. Nguyên nhân là do các chất lượng in phun tiền copy thường dùng những loại mực dởm, không giống như mực của in tiền thật. Hơn nữa kỹ thuật phun mầu của tiền thật cũng tốt hơn rất nhiều.
Trên đây là những thông tin về tiền Malaysia, tỷ giá đổi và những cách phân biệt tiền giả chính xác nhất. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn đồng tiền này và có chuyến du lịch đến đất nước này thật nhiều niềm vui và có những trải nghiệm tuyệt vời nhé.
Gia Vĩ Tổng Hợp