Buộc gà cúng đẹp để bày lên mâm cỗ ngày Tết hay mâm cỗ cúng giao thừa đều thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Nhưng buộc gà cúng lại có thể khiến nhiều chị em bối rối, nhất là với những người mới lần đầu vào bếp. Và sau đây là một vài cách buộc gà cúng sao cho đẹp để mâm cỗ thêm hấp dẫn.
1. Một số cách buộc gà cúng đẹp
1.1. Cách buộc gà cúng kiểu gà chầu
Cách làm này tương đối phức tạp và tốn khá nhiều thời gian để tạo hình. Thường thì, trong các dịp lễ quan trọng hoặc cúng Giao thừa mới sử dụng cách buộc gà cúng đẹp mắt này. Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian rằng, gà sẽ về chầu trời và kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra trong 1 năm qua, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa,…
Để buộc gà cúng kiểu gà chầu, bạn dùng dao loại nhỏ, rạch nhẹ một đường 2 bên cổ gà gần mép miệng. Rồi nhét 2 cánh vào sao cho phần đầu cánh thò ra bên ngoài miệng. Đầu gà được cố định thẳng nhờ vào 2 cánh, nên chỉ cần dùng dây buộc cho 2 chân gà khép sát vào thân là được.
1.2. Cách buộc gà cúng cánh tiên
Cách buộc gà cúng đẹp này khá quen thuộc, được sử dụng rất phổ biến trong các dịp lễ, Tết. Gà sau khi đã làm sạch sẽ thì tiến hành tạo hình. Để tạo hình, người ta buộc dây lạt cố định, giúp khi luộc không bị biến dạng hay méo mó.
Đầu tiên, dùng dao khứa nhẹ cánh rồi đan 2 cánh gà lại. Tiếp tục, cho 2 phần khớp chạm nhau để xòe ra như hình cánh tiên, cài đầu gà nhét vào giữa, rồi cùng dây lạt buộc cố định. Sau đó, dùng dao khứa vào chân gà, rồi cài khéo léo giấu chân vào trong bụng. Chú gà đầu ngẩng cao và 2 cánh xòe ra đều nhau – trông như đang ngồi với dáng vẻ tự nhiên nhất. Vậy là xong cách buộc gà cúng cánh tiên vô cùng đẹp mắt.
1.3. Cách buộc gà cúng đẹp kiểu gà quỳ
Cách buộc gà cúng đẹp kiểu gà quỳ giúp dáng gà luộc trông tự nhiên và nhìn rõ được đầy đủ đầu, cánh chân kiểu cánh tiên vàng óng. Gà đặt trên mâm cũng sẽ có phần to hơn, trông bắt mắt hơn.
Khứa nhẹ khớp rồi bẻ quặp 2 chân gà ra phía sau, dùng dây buộc cố định để tạo dáng đang quỳ tự nhiên. Cố định thẳng đầu và khép 2 cánh vào sát sườn bên gà là bạn đã hoàn thành xong cách tạo dáng gà quỳ.
1.4. Cách buộc gà cúng đẹp kiểu gà bay
Kiểu buộc gà cúng này khá đơn giản và dễ dàng thực hiện với cả cô gái không mấy rành chuyện bếp núc. Gà cúng tạo dáng kiểu gà bay thường được sử dụng khá nhiều trong các dịp giỗ ông bà.
Hai cánh gà được bẻ nhẹ nhàng và vắt ngược lên phía lưng. Sau đó, dùng dây buộc cố định ở phần khớp xương cánh lên phần đầu gà. Phần chân xếp lại con gàng, giữ cho phần đầu luôn hướng về phía trước, dựng thẳng lên đẹp mắt. Lưu ý, không nên buộc dây quá chặt, vì sẽ xem rách cánh, hoặc sau khi luộc gà cúng xong sẽ in dấu dây không đẹp mắt.
2. Một vài lưu ý trước khi buộc gà cúng đẹp
2.1. Chọn gà luộc cúng
Để gà luộc được bày biện lên mâm cỗ thật đẹp mắt, bạn nên chọn gà trống từ 1,5 đến 2 kg là vừa. Gà phải có mào đỏ tươi, lông mượt, chân nhỏ, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Có như vậy, bạn mới luộc gà cúng vàng màu căng bóng đẹp mắt được.
Nên chọn gà chắc thịt như gà ta hoặc gà thả vườn để dễ tạo dáng và định hình sau khi luộc. Khi luộc, nước dùng cũng ngọt và hấp dẫn hơn. Bạn không nên mua gà công nghiệp vì chúng có thịt bở, ăn không ngon.
2.2. Cách luộc gà cúng để giữ dáng
Gà cúng có thể giữ được dáng gà nếu bạn biết cách luộc gà cúng đúng chuẩn. Từng bước luộc gà cúng chi tiết như sau:
- Bắc nồi nước xâm xấp đủ ngập gà, lần lượt cho vào các nguyên liệu làm thơm nước dùng – như hành, tỏi, sả – tuỳ theo sở thích. Nhờ đó, nước luộc gà sẽ thơm hơn, không có mùi tanh của gà.
- Cho gà vào luộc khi nước chưa nóng để gà chín từ từ.
- Để luộc gà cúng ngon đẹp nhất, không đun gà quá sôi vì sẽ dễ làm tụt da gà rất xấu.
- Khi gà chín (dùng tăm nhỏ xiên vào đùi gà, nếu mềm và chảy nước trong là gà chín) thì tắt bếp, vớt gà ra.
- Để luộc gà ngon da giòn vàng đẹp, bạn ngâm gà trong nước lạnh cho thịt săn lại nhé.
2.3. Cách luộc gà cúng ngon hơn
Không những luộc gà để giữu dáng đẹp khi buộc, bạn cũng có thể luộc gà ngon hơn nếu chú ý vài lưu ý sau:
- Chọn nồi sâu lòng, cho gà vào khi nước còn lạnh. Nhớ chọn loại nồi để trọn gà nguyên con để luộc chân gà cúng chín đều luôn nha. Rồi bạn từ từ đun lên để gà chín đều từ ngoài vào trong.
- Cho muối, gừng, hành vào nước luộc để tạo mùi thơm.
- Khi gà đã chín thì tắt bếp. Bạn cần khéo léo luộc gà cúng không bị nứt thì mới buộc tạo hình cánh tiên đẹp mắt bày mâm cỗ được nhé.
- Tiếp tục để gà trong 10 đến 15 phút. Sau đó, vớt ra nhúng vào nước lạnh để da gà giòn ngon.
2.4. Tạo màu vàng bóng cho gà
Để gà luộc có màu vàng óng đẹp mắt bạn hãy:
- Mỡ gà cho vào chảo thắng, đến khi mỡ chảy ra thì cho thêm bột nghệ vào đảo đều.
- Đợi đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để nguội.
- Dùng cọ mềm quét hỗn hợp này lên da gà sẽ giúp gà có màu vàng bóng trông thật đẹp mắt. Sau đó, áp dụng cách buộc gà cúng cánh tiên đẹp mắt như hướng dẫn ở phần đầu.
- Cuối cùng là trang trí cho mâm cúng thêm hấp dẫn. Bạn có thể thêm một bông hoa ớt đã tỉa để trang trí, một cành hoa hồng hay nhánh hành lá, củ hành,…
3. Vài lưu ý để buộc gà cúng đẹp
Da gà sau khi luộc rất mỏng, do đó, bạn nên nhẹ tay khi dùng dây buộc nhé. Nên tránh để tình trạng gà luộc bị nứt da hoặc bị in dấu dây lên không còn đẹp mắt. Mặc dù đã dùng dây cố định, nhưng khi luộc thì cần phải chú ý xem dáng gà có bị lệch và cần chỉnh sửa gì thêm không. Nếu gà bị tuột dây hoặc méo mó, thì phải chỉnh lại ngay rồi mới luộc tiếp.
Đối với những bạn mới học cách buộc gà cúng đẹp các kiểu, thì nên chọn cách tạo dáng từ đơn giản đến phức tạp để không làm hỏng thành phẩm. Theo đó, bạn thực hiện theo thứ tự từ tạo dáng gà bay, gà quỳ, gà cánh tiên, đến gà chầu.
4. Gà cúng luộc trong bao lâu là chuẩn
Cho gừng nướng, hành nướng vào nồi nước to, đun cho nóng nhẹ (tốt nhất là nướng nóng khoảng 50 độ), rồi cho gà vào. Nếu luộc gà bằng nước nóng quá sẽ làm tụt da gà sẽ xấu, nếu luộc gà bằng nước lạnh sẽ làm mất độ ngọt của thịt gà.
Bấm giờ khi nồi nước bắt đầu sôi, khoảng 20 phút thì dùng tăm nhỏ xiên vào phần giữa đùi gà. Nếu thấy nước chảy ra màu trắng là gà đã chín, màu hơi đỏ thì cần luộc thêm một chút nữa. Sau đó tắt bếp, để gà trong nồi khoảng 5 – 10 phút, rồi mang gà ra, nhúng ngay gà vào nồi nước sôi để nguội (tốt nhất là nước lạnh) để da gà giòn, thịt gà không bị thâm. Sau đó, vớt gà ra, trộn mỡ gà và nước nghệ, xoa đều khắp thân gà, cho da vàng bóng và óng ả đẹp mắt.
Gà được xem là lễ vật dâng cúng lên Thần linh và là món ăn truyền thống không thể thiếu của ngày lễ Tết. Thế nên, cách bày trí cũng phải thật trang nghiêm, thể hiện lòng tôn kính của con cháu. Mong rằng các bạn đã có thêm thông tin và trang bị cho mình cách buộc gà ưng ý nhất. Đừng quên theo dõi Topnews.com.vn thường xuyên để có thật nhiều thông tin nhanh chóng và bổ ích nhé.
Hoàng Tùng tổng hợp