Dù cho chúng ta có là một vận động viên chuyên nghiệp hay chỉ đơn giản là chạy để rèn luyện sức khoẻ, sẽ rất khó để giữ cho giày thể thao luôn sạch và trong tình trạng tốt – đặc biệt là vào mùa hè khi bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Vậy chúng ta hãy thuộc lòng các cách vệ sinh và giặt giày thể thao sau đây nhé.

1. Vệ sinh giày trước khi giặt

Khi đôi giày thể thao bị dính bùn đất, bạn nên để giày khô hẳn trước khi tiến hành giặt. Và hãy đập nhẹ đôi giày xuống nền hoặc mặt phẳng để bùn đất trên giày rơi ra hoặc dùng bàn chải khô để chải đều toàn bộ giày sau đó tháo dây giày và giặt giày.

Với những vết bẩn vừa mới dính lên giày, bạn nên nhanh chóng xử lý chúng bằng khăn ướt để tránh trường hợp giày bị ố vàng khi bị dính bẩn lâu ngày. Khăn ướt sẽ giúp lấy đi bớt vết bẩn và việc giặt giày của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Và lưu ý rằng, bạn nên chọn khăn giấy không có cồn để đảm bảo khi lau khăn giấy ướt sẽ không ảnh hưởng đến giày nếu bạn mang giày da hoặc da lộn.

khăn giấy
Nên chọn khăn giấy không có cồn để đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến giày. Ảnh Internet

2. Cách giặt giày thể thao với các bước cơ bản

  • Bước 1: Làm ướt giày bằng nước trước khi giặt
  • Bước 2: Làm sạch giày bằng dung dịch tẩy rửa. Rất nhiều bạn hay có thói quen cho giày vào ngâm trong dung dịch tẩy rửa. Tuy nhiên điều này lại là điều cấm kị khi giặt giày thể thao vì sẽ rất dễ khiến giày nhanh bay màu.
  • Bước 3: Sau khi đã hoàn thành việc giặt giày, bạn cần xả sạch giày bằng nước sạch và đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các chất tẩy rửa trong quá trình làm sạch. Một mẹo nhỏ cho bạn là nên xả lại bằng nước ấm, sau đó là nước lạnh để các chất tẩy rửa nhanh chóng bị cuốn trôi.
  • Bước 4: Phơi giày. Bạn nên lưu ý phơi giày trong bóng râm để giày không bị bạc màu. Và đặc biệt là giày trắng bạn cần phải cực kỳ cẩn thận vì khi phơi không đúng cách giày rất dễ bị tích tụ vết ố vàng khi khô. Để tránh tình trạng này, bạn nên đắp 1 lớp giấy trắng (có thể dùng giấy ăn) lên toàn bộ bề mặt giày. Sau khi đắp bạn có thể làm ẩm lớp giấy này và đem phơi khô trong mát và tháo lớp giấy khi giày đã khô hoàn toàn.

2. Mách bạn một số cách giặt giày thể thao nhanh và sạch nhất

2.1. Cách giặt giày thể thao bằng bàn chải và kem đánh răng 

làm sạch giày
Chỉ cần làm ướt giày sau đó bôi kem đánh răng lên và chà kỹ là được. Ảnh Internet

Kem đánh răng không chỉ có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên giày, mà nó còn có thể đánh bay các vết ố vàng nhẹ trên đôi giày của bạn. Cách làm sạch này khá đơn giản, bạn chỉ cần làm ướt giày sau đó bôi kem đánh răng lên và dùng bàn chải đánh răng chà kỹ là được. Với các vết bẩn cứng đầu, hãy bôi kem đánh răng lên và để yên trong khoảng 15 – 20 phút rồi mới tiến hành chà sạch và rửa sạch lại bằng nước ấm để loại bỏ lượng kem đánh răng thừa.

2.2. Dùng bàn chải đánh răng và nước rửa chén để giặt giày thể thao

Bàn chải đánh răng và nước rửa chén
Pha loãng nước rửa chén và nước ấm dùng bàn chải để chà. Ảnh Internet

Bàn chải đánh răng luôn là ưu tiên số 1 khi chúng ta cần loại bỏ những vết bẩn cứng đầu nằm sâu trong các ngóc ngách mà loại bàn chải thông thường không thể làm sạch được. Ta có thể tận dụng những chiếc bàn chải đánh răng cũ để vệ sinh giày. Hoặc chỉ cần pha loãng nước rửa chén và nước ấm. (Tuyệt đối không dùng các loại xà phòng có chất tẩy mạnh như Omo, Tide hay thuốc tẩy để tạo thành đun dịch tẩy rửa). Nhúng bàn chải vào dung dịch xà phòng và tiến hành vệ sinh. Cách này có thể mất thời gian những sẽ tuyệt đối an toàn với đôi giày của bạn.

2.3. Bàn chải đánh răng kết hợp baking soda và giấm Cách giặt giày thể thao

baking soda
Ngoài tác dụng làm sạch, baking soda và giấm còn rất có ích khi giúp loại bỏ các vết ố cũng như khử mùi cho đôi giày. Ảnh Internet

Baking soda, Giấm đều là 2 loại chất tẩy rửa vô cùng hiệu quả và hoàn toàn không hề độc hại. Ngoài tác dụng làm sạch, chúng còn rất có ích khi giúp loại bỏ các vết ố cũng như khử mùi cho đôi giày thể thao của ta. Bạn cho một ít baking soda vào chén sạch sau đó hòa thêm 1 ít giấm để tạo thành hỗn hợp sệt. Làm ướt giày và bôi hỗn hợp này lên giày. Khi giày bị bẩn nhiều, bạn nên để hỗ hợp này trên giày khoảng 20 phút hoặc để chúng khô rồi mới tiến hành vệ sinh. Còn  các vết bẩn không nghiêm trọng lắm bạn có thể dùng bàn chải chà ngay khi bôi lên. Sau khi làm sạch hỗn hợp giấm và baking soda trên giày, bạn nên làm sạch giày với nhiều nước.

2.5. Cục tẩy (gôm)

tẩy bút
Tẩy bút chì là dụng cụ làm sạch hiệu quả với một số vết bẩn trên giày thể thao. Ảnh Internet

Sử dụng cục gôm để tẩy các vết bẩn trên giày thể thao có vẻ khá vô lý đúng không? Nhưng tẩy bút chì lại là dụng cụ làm sạch hiệu quả với một số vết bẩn trên giày thể thao bằng cao su, đặc biệt là phần đế giày. Bạn hãy thử dùng cục tẩy chà sát vào các vết bẩn ở phần đế, kết quả mang lại sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy.

2.6. Cách giặt giày thể thao với chanh tươi

chanh
Cắt đôi quả chanh và chà xát chúng lên bề mặt giày sau đó làm sạch lại bằng nước. Ảnh Internet

Lấy chanh tươi để vệ sinh giày thể thao cũng được xem là một trong những cách “chữa cháy” tức thời khi giày bị bám các vết bẩn dễ làm sạch. Cắt đôi quả chanh và chà xát chúng lên bề mặt giày sau đó làm sạch lại bằng nước. Tuy nhiên, nếu giày của bạn bị dính các vết bẩn nghiêm trọng và lâu ngày thì tốt nhất bạn nên tìm cách khác vì tính axit trong chanh khá yếu nên không thể làm sạch các loại vết bẩn này.

2.7. Cách giặt giày thể thao với cồn hoặc rượu

Cách Giặt giày thể thao, cồn hoặc rượu
Hòa một ít cồn với dầu gội đầu, chú ý pha thật loãng, chấm dung dịch này lên giày và chà sạch bằng bàn chải. Ảnh Internet

Cồn hay rượu đều là những chất có khả năng tẩy sạch cao. Nên người ta hay dùng nó để loại bỏ một số vết bẩn cứng đầu trên giày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng loại rượu có nồng độ cồn vừa phải hoặc pha loãng chúng vì độ cồn cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến giày.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần hòa một ít cồn với dầu gội đầu. Chú ý pha thật loãng, chấm dung dịch này lên giày và chà sạch bằng bàn chải. Hoặc bạn cũng có thể thâm trực tiếp dung dịch cồn pha loãng vào bông, chà xát lên vết bẩn. Sau đó chỉ cần giặt sạch lại giày bằng nước, phơi khô là bạn đã có ngay một đôi giày mới tinh.

2.8. Các cách vệ sinh giày thể thao khác

Ngoài những cách vệ sinh giày ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm:

  • Sử dụng sáp chống thấm nước cho giày sneaker da: Những đôi giày sneaker bằng da thì việc hạn chế tối đa với nước là rất cần thiết. Chúng ta có thể dùng sáp nến trắng thoa đều lên phần upper giày. Trên thị trường có các chai xịt chống nước cho giày, nhưng bạn phải tìm hiểu trước từng loại dung dịch cho từng loại chất liệu giày khác nhau. Tránh trường hợp làm giày bị ố màu nhé.
  • Sử dụng dung dịch nano chống thấm giày sneaker vải lưới và canvas: Với giày vải Converse hoặc giày tây công sở, bạn chỉ cần mua bình xịt dung dịch nano chống thấm là có thể giữ giày luôn như mới và hầu như không cần phải giặt giày sau khi đi mưa.

3. Một vài điều bạn cần lưu ý khi giặt giày thể thao

3.1. Tần suất giặt

  • Không  giặt giày thể thao liên tục, hãy vệ sinh chúng 1 tháng/lần hoặc 3 tuần/ lần nếu bạn mang chúng thường xuyên.
  • Nên giặt giày bằng tay, máy giặt sẽ khiến đôi giày bạn mất phom dáng và mau hư hơn.
  • Không nên làm khô giày bằng máy sấy vì nhiệt độ cao sẽ khiến giày co lại.

3.2. Khử mùi hôi giày

Sau khi giặt sạch, nếu giày của chúng ta vẫn có mùi hôi. Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để khử mùi hôi giày:

  • Giấy báo: vò giấy báo và nhét chúng vào trong giày. Giấy báo sẽ hút mùi hôi và trả lại cho ta một đôi giày sạch sẽ, thơm tho.
  • Dùng Baking hoặc phấn rôm: Được biết đến như một cách loại bỏ mùi giày cực hiểu quả. Ta chỉ cần rắc ít phần rôm hoặc baking soda vào giày và để chúng qua đêm. Sau đó đổ bột thừa ra khỏi giày là mùi hôi sẽ biến mất.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể cho bã trà, cà phê hoặc giấy báo vào trong giày để hút mùi hôi.

4. Cách bảo quản giày thể thao

Giặt giày đã rất công phu nhưng muốn dùng được lâu, bền đẹp y như mới bạn cần phải có những cách bảo quản phù hợp. Hãy tham khảo những cách bảo quản giày thể thao dưới đây để mỗi bước đi của bạn thêm tinh tế, mạnh mẽ mà còn sạch sẽ nữa nhé.

4.1. Đặt giày sneaker 1 đêm trong ngăn đông tủ lạnh

Cách Giặt giày thể thao, Để giày trong tủ lạnh
Để giày trong tủ lạnh vừa là cách làm mềm giày, vừa giúp bạn khử mùi giày hiệu quả. Ảnh Internet

Đây là cách phổ biến nhất của các tín đồ giày sneaker thường xuyên làm. Cách này vừa là làm mềm chất liệu giày từ giày da đến giày vải, vừa giúp bạn khử mùi giày hiệu quả. Lót giấy khử mùi hoặc giấy báo vào bên trong giày, đặt giày vào túi nilon buộc chặt và cho vào ngăn đông tủ lanh từ 12 – 24 giờ. Sau đó, bạn có thể đem ra nắng nhẹ, dùng máy sấy hoặc cho vào máy sấy quần áo càng tốt. Để giày vừa khô, lấy giấy lót ra khỏi giày, vậy là đã có một đôi giày như mới. Và lưu ý nhớ tháo rời miếng lót giày bên trong trước khi cho giày vào tủ lạnh nhé.

4.2. Đặt giày trong hộp khi không mang

Cách Giặt giày thể thao, Hộp giày
Hộp giày còn có công dụng bảo quản giày. Ảnh Internet

Hộp giày không chỉ giúp đôi giày giữ được phom, dáng và bụi bặm mà nó còn có công dụng bảo quản giày. Bạn có thể sử dụng giấy lót giày, giấy hút ẩm hoặc các loại giấy tẩm mùi cho máy sấy quần áo, lót bên trong giày và cho giày vào hộp. Tốt nhất nên giữ lại gói hút ẩm trong các hộp đựng thực phẩm để cùng với hộp giày.

4.3. Đặt giày trên kệ để giày chỗ thoáng mát

Cách Giặt giày thể thao, Kệ giày
Kệ giày giúp đế giày luôn như mới và ngăn mùi cho giày. Ảnh Internet

Khi ta mang giày thường xuyên thì cần đặt giày trên kệ giày. Nó giúp đế giày luôn như mới và ngăn mùi cho giày. Giày sẽ bị nhũn ra nếu bạn mang giày về nhà vừa để bừa bãi trên nền nhà. Lưu ý: không đặt giày nơi ẩm thấp, đối diện gương kính và lối ra vào.

4.4. Không đặt giày trực tiếp dưới nắng gắt

Cách Giặt giày thể thao, phơi giày trong dâm
Nấm mốc và nắng gắt chính là kẻ thù của tất cả các loại giày. Ảnh Internet

Không chỉ có ẩm mốc mà nắng gắt kẻ thù của những đôi giày da. Và sự thật là giày sẽ không hề hết hôi hay sạch hơn nếu bạn phơi dưới nắng gắt. Nắng làm biến dạng phôm giày, do đó phơi miếng lót giày ở ngoài nắng mới là biện pháp khử mùi giày hiệu quả nhất.

4.5. Một số giày sneaker phải mang thường xuyên

Những đôi sneaker New Balance, Nike Air Max có đặc điểm là phải mang thường xuyên để lớp keo giày không bị cứng và bong tróc. Do đó, nếu bạn không thường xuyên mang chúng ra ngoài đường. Ít nhất nên lấy chúng ra, mang vào chân đi lại trong nhà hoặc đơn giản là ngắm nghía chúng.

Cách giặt giày thể thao và bảo quản chúng sao cho không có mùi và giữ được màu luôn là niềm vui của các tín đồ của giày thể thao. Hãy theo dõi Topnews.com.vn thường xuyên để có thêm thông tin về các mẹo hay trong cuộc sống hằng ngày nhé.

Hoàng Tùng tổng hợp