Áp dụng các cách tiết kiệm tiền không phải là hà tiện, nhiều khi muốn mua gì đó, muốn đi đâu đó mà chẳng có tiền. Tiền lương hoặc thu nhập hàng tháng của bạn bỗng dưng không cánh mà bay theo những cuộc vui, những cú click chuộc để mua sắm, hoặc vào những món đồ khuyến mãi nhất thời. Nếu đang muốn lập cho mình một kế hoạc chi tiêu chuẩn xác và tiết kiệm nhất thì hãy cùng tham khảo một số cách tiết kiệm tiền hiệu quả trong bài viết này nhé.
1. Cách tiết kiệm tiền hiệu quả
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, chính xác mỗi tháng bạn dư được bao nhiêu tiền? Có người sẽ trả lời “Tiền làm ra còn không đủ tiêu thì làm sao mà có dư được”. Nhưng thực chất vấn đề của bạn là đã không biết mình chi tiêu những gì, chi vào đâu và không thể kiểm soát được chi tiêu hàng tháng trên thu nhập của mình. Vì thế ngay bây giờ, hãy thiết lập chi tiêu một cách cụ thể nhất theo phương pháp quản lý tiền bạc JARS:
- 55% thu nhập cho các chi tiêu cần thiết: giúp bạn đảm bảo được những nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, các hóa đơn,…
- 10% thu nhập cho tiết kiệm dài hạn: sẽ dành cho những mục tiêu dài hạn của bạn như mua nhà, sinh con, thực hiện ước mơ,…
- 10% thu nhập cho quỹ giáo dục: được trích ra nhằm trau dồi kiến thức. Bạn có thể dùng để mua sách, tham gia khóa học,…
- 10% thu nhập cho hưởng thụ: được trích ra để bạn hưởng thụ và chăm lo cho bản thân.
- 10% thu nhập cho quỹ tự do tài chính: giúp bạn tận hưởng cuộc sống mà không cần phải phụ thuộc vào một ai khác.
- 5% thu nhập cho quỹ từ thiện: là khoản tiền để bạn giúp đỡ người thân, bạn bè, cộng đồng.
2. Cách tiết kiệm tiền hiệu quả trong sinh hoạt hằng ngày
2.1. Lập danh sách mua sắm
Lập danh sách các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn mỗi tháng là điều quan trọng để bắt đầu trên con đường để đạt được sự lành mạnh về tài chính. Đối với những khoản chi nhỏ cho các hàng hóa thiết yếu bạn nên lập danh sách riêng. Vì nếu không liệt kê thành danh sách, bạn thường sẽ mua sắm không theo kế hoạch và sẽ dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”.
Việc mua hàng theo danh sách giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết. Điều quan trọng đó chính là cắt giảm chi tiêu phù phiếm để đồng thời tăng phần tiền tiết kiệm của mình.
2.2. Tiết kiệm trong sinh hoạt
Nói xa nói gần gì thì việc bạn có tiết kiệm theo đúng kế hoạch được hay không, bắt đầu tư việc làm nhỏ nhất. Hãy quan tâm đến những thứ có thể phát sinh chi phí như:
- Tắt bớt đèn hoặc thiết bị điện nếu không sử dụng đến.
- Lựa chọn cửa hàng có chương trình giảm giá với những sản phẩm tương đương nhau.
- Sử dụng thẻ thành viên để được ưu đãi nhiều hơn.
- Nếu di chuyển gần nhà hoặc gần cơ quan, bạn nên đi bộ để tiết kiệm xăng và có thể tranh thủ vận động cơ thể.
- Không nên chi cho việc giải trí nhiều như xem phim ở rạp. Thay vào đó bạn có thể thưởng thức bộ phim hay trên các trang phim online.
- Tự nấu ăn để tiết kiệm và vệ sinh hơn đi ăn tiệm ở ngoài.
2.3. Tiết kiệm tiền thức ăn
- Mua hàng tạp hóa số lượng lớn. Bạn có thể tiết kiệm thay vì mua từng thứ một.
- Nấu thức ăn với số lượng lớn và để tủ lạnh ăn dần. Cách này có thể tiết kiệm tiền bởi bạn ít có khả năng lãng phí nguyên liệu.
- Nấu ăn ở nhà, nếu bạn ăn ở ngoài, hãy dùng coupon.
- Biết cửa hàng tạp hóa nào bán đồ rẻ hơn.
- Lên thực đơn trước khi đi mua đồ
- Hãy giảm bớt các bữa ăn sáng với ăn tối tại các quán ăn, nhà hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.
- Bạn hãy cố gắng dậy sớm 30 phút vào buổi sáng và chuẩn bị một bữa ăn sáng tại nhà cùng với gia đình.
- Dành thời gian cuối tuần để đi chợ hoặc siêu thị, lập thực đơn cho các bữa bạn có thể ăn trong tuần và chọn mua các loại thực phẩm cần thiết để chuẩn bị cho bữa ăn.
- Với việc thay đổi thói quen ăn uống vừa giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Vừa đảm bảo các bữa ăn đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
2.4. Tiết kiệm tiền đi lại
Hãy biết khi nào nên mua vé máy bay, sẽ có những ngày vé rẻ hơn. Bạn có thực sự cần tất cả các chi phí bảo hiểm xe ô-tô? Bảo hiểm xe ô-tô thường có nhiều phụ phí, ví dụ như phí kéo xe, thuê xe, vân vân…
- Xác định bạn thật sự cần bao nhiêu chiếc xe: Cắt giảm một chiếc xe ô-tô sẽ hạ thấp chi phí đi lại đáng kể.
- Biết chỗ đổ xăng: “Gần nhà tôi có một cây xăng rẻ hơn những chỗ khác 20 xu. Nó không phải là một khoản tiết kiệm lớn, nhưng tôi không cần phải đi trái đường để tới được cây xăng này, vậy nên, đổ ở đây rất tiện.
- Luân phiên lốp xe của bạn: Cách này rẻ và có thể thực sự nâng cao tuổi thọ của lốp xe
- Thay dầu: Bạn có thể không cần thay dầu mỗi 3,000 dặm một lần.
- Dọn dẹp xe: Cân nặng tăng thêm sẽ làm tăng thêm xăng.
- Mua một bộ lọc không khí tốt: Một số bộ lọc có bảo hành trọn đời và có thể cải thiện được lượng xăng tiêu thụ.
- Biết được khi nào mua xe: Có những thời điểm tốt và xấu để mua.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
- Đi xe đạp: Nếu bạn đã có xe đạp, những chi phí khác sẽ gần bằng không (dĩ nhiên là ngoại trừ chi phí bảo dưỡng xe).
2.5. Việc giải trí của con cái
Với con cái, và đặc biệt là khi chúng còn bé đều không cần nhu cầu giải trí quá xa xỉ và tốn kém. Đơn giản thôi, bạn chỉ cần mua cho trẻ một que kem, một cây kẹo, cùng chơi bóng, đạp xe dạo quanh công viên, hay cùng trẻ trồng một cái cây trong vườn.
Với trẻ em những gì chúng mong muốn nhất chính là thời gian của bạn, chứ không phải những công cụ hoặc những đồ vật đắt tiền mà bạn cố gắng làm việc để mua cho con mình. Khi bạn đã nhận ra được điều này, thì chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy tiền đã đầy ắp trong túi của bạn.
2.6. Lựa chọn giá đúng
Đó là việc bạn nên làm cho mỗi lần quyết định chi tiền mua sắm. Trừ khi bạn muốn mua một món độc chỉ có duy nhất một người bán. Hãy tham khảo giá trước khi mua, đừng vội vã mua ngay khi bạn thậm chí còn chưa tìm hiểu món này có ai khác bán nữa không.
Nếu bạn đang mua sắm online, Google sẽ giúp bạn tham khảo giá nhanh và đơn giản. Các trang cộng đồng mua bán cũng vậy. Nhưng nhớ đọc kỹ xuất xứ hàng hoá, điều kiện mua hàng và các khoản phí phát sinh. Nếu bạn mua sắm theo kiểu truyền thống, hãy tham khảo giá vài gian hàng cùng bán món đó tại một khu chợ. Hoặc tham khảo giá online trước nếu bạn mua ở cửa hàng lẻ.
Và cuối cùng, đừng chê “hàng thanh lý”, “hàng secondhand” nhưng cũng đừng vì tham hời, tham rẻ mà mua sắm vô độ những thứ bạn thật sự không cần ngay và lâu dài. Hãy tự hỏi mình trước khi mua sắm: “Mình cần nó ngay không? Mình sẽ cần nó bao lâu? Và chỗ nào bán nó rẻ nhất mà đảm bảo?”
2.7. Nghĩ trước khi chi
Tóm lại cho tất cả những cách trên, bạn chỉ cần nhớ 2 việc:
- Thứ nhất: Đánh giá lại chi tiêu hiện tại để tối ưu hoá các khoản chi định kỳ, có thể mất công ban đầu một chút nhưng khi đã vào nếp, bạn thậm chí cũng chẳng nhớ rằng mình đang tiết kiệm được một khoản tiền so với trước đây.
- Thứ hai: Đừng vội vã chi tiền ngay khi chưa kịp suy nghĩ về nó. Tập thói quen tự vấn bản thân về mức độ cần thiết phải chi tiền để mua sắm, có thể hỏi thêm vài người để giúp củng cố nếu bạn vẫn không thể tự thuyết phục mình. Nếu cần thiết phải chi tiền và quyết định chi tiền, hãy dành 15 phút kiểm tra giá và nhà cung cấp để có thể mua được với chi phí tốt nhất (quá trình tham khảo đôi khi cũng làm bạn mất hứng mua sắm nữa.)
3. Tiết kiệm trong việc thiết lập chi tiêu và gửi lãi suất
3.1. Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Đặt mục tiêu là rất cần thiết ở bất cứ hoạt động hay lĩnh vực nào nếu bạn muốn thành công. Tuy nhiên, mục tiêu của bạn đặt ra phải thật rõ ràng và hợp lý. Tránh các trường hợp đặt mục tiêu xa rời thực tế như sau:
- Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và kể từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
- Đặt mục tiêu không thống nhất: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề được ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
Thay vào đó, bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể như sau: “tôi cần tiết kiệm số tiền 2 tỷ trong 10 năm nữa để nghỉ hưu sớm”, “tiết kiệm tiền để 3 năm nữa có được số tiền 2 tỷ mua căn hộ VinCity”. Mục tiêu cần rõ cần về con số, thời gian và mục đích sử dụng tiền tiết kiệm.
3.2. Tự động trích lương vào tài khoản tiết kiệm
Tự động trích một khoản lương của mình vào tài khoản tiết kiệm sẽ là cách tốt nhất để bạn tiết kiệm tiền hiệu quả. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có dịch vụ tự động trích một khoản tiền từ tài khoản chi tiêu của bạn để chuyển vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất cao hơn. Sẽ rất thuận tiện nếu bạn mở sổ tiết kiệm ở chính ngân hàng bạn nhận lương hàng tháng. Nếu bạn có một mục tiêu tiết kiệm xác định, chẳng hạn trong 1 năm tới bạn cần 50 triệu đồng, bạn chỉ cần chia con số này cho 12 để xác định khoản trích hàng tháng.
3.3. Kiểm soát chi phí viễn thông
Chi phí này bao gồm phí điện thoại, internet và truyền hình cáp. Đó là khoản chi phí cần thiết để duy trì sự liên kết với thế giới trong cuộc sống hiện đại và đó cũng là khoản đầu tư cần thiết cho công việc và các mối quan hệ xã hội. Nhưng hầu hết chúng ta chi nhiều cho viễn thông hơn những gì mình cần và sử dụng. Hãy xem lại các hoá đơn viễn thông trong 6 tháng gần đây nhất và đánh giá lại nhu cầu thực tế của mình.
- Bạn có cần thuê cáp quang internet chỉ để lướt web. Thậm chí xem phim HD trên mạng cũng không cần cáp quang?
- Bạn có cần thuê gói truyền hình cáp hàng trăm kênh trong khi mấy ngày liền còn chả nhìn đến TV hoặc cùng lắm chỉ xem đi xem lại vài kênh (mà có cần thiết không vì giờ đây cũng đã có thể xem truyền hình trực tuyến rồi)?
- Bạn có cần gọi điện nhiều đến thế trong khi đã có email và chat? Và bạn có thực sự cần 3G để online tốc độ cao mọi lúc mọi nơi, hay chỉ để “check in” và khoe hình trên Facebook?
Hãy thử xem lại chi tiết những hóa đơn viễn thông của gia đình mình và xem xét xem bạn có thể cắt giảm được khoản nào không cần thiết hay không.
3.4. So sánh lãi suất tiền gửi và lãi suất đầu tư sinh lời
Nếu bạn có ý định tìm kênh đầu tư để giúp tiền tiết kiệm của bạn sinh lời. Đầu tiên hãy khoan xem xét đến việc gửi tiền vào ngân hàng. Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn vì những lý do sau đây:
- Tiền ngày càng mất giá
- Khủng hoảng tài chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào
- Rủi ro mất tiền oan
- Con đường đi đến mục tiêu tự do về tài chính dài hơn.
Ví dụ: Lãi suất tiền gửi ngân hàng đang là 4.5%/tháng. Bạn gửi tiền tiết kiệm mỗi tháng 5 triệu cho đến 1 năm sau tổng số tiền gửi của bạn là 60 triệu, tiền lãi gửi ngân hàng tối đa là 2,816,123 VND. Nhưng nếu bạn lựa chọn bỏ tiền vào quỹ đầu tư với tỷ suất sinh lời mỗi tháng là 15%. Sau một năm số tiền bạn có được cả vốn lẫn lời là 70,432,526 VND.
Tiết kiệm tiền là bước đầu tiên để xây dựng trong quá trình quản lý tài chính để đạt đến sự giàu có. Hy vọng những chia sẻ về các cách tiết kiệm tiền hiệu quả thì bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn cho mình để hàng tháng không phải quá lo lắng cho chi tiêu của mình.
Hoàng Tùng tổng hợp