Quản lý chi tiêu là điều bạn nên làm ngay khi bắt đầu có được những tháng lương đầu tiên. Tuy nhiên, có không ít bạn trẻ vẫn chưa nắm rõ được cách thức quản lý dòng tiền của mình. Ngay bây giờ, hãy theo dõi bài viết để có cho mình công thức quản lý chuẩn nhất nhé.
1. Công thức quản lý chi tiêu
1.1. Phương pháp quản lý tiền bạc JARS
Phương pháp 6 cái lọ còn được gọi là phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS. Phương pháp này được sáng tạo bởi T.Harv Eker. Bậc thầy diễn thuyết về lĩnh vực tài chính, kinh tế và con người. Ông cũng là tác giả của cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú (Secret of Millionaire Mind) và Làm giàu nhanh (Speed Wealth).
Theo Harv Eker, phương pháp JARS được lập ra nhằm cải thiện khả năng sử dụng tiền bạc, chi tiêu của con người. Nó còn hỗ trợ tạo ra những khoản tiết kiệm, khoản lợi nhuận thông minh. Phương pháp này được thể hiện thông qua 6 cái lọ, tượng trưng cho các khoản thu chi, tiết kiệm khác nhau. Nhờ đó, phương pháp JARS sẽ giúp bạn tận dụng giá trị của đồng tiền. Hạn chế khả năng bị lãng phí cho những hoạt động tiêu xài không cần thiết. Hỗ trợ xây dựng kế hoạch dài hạn cho tương lai.
Để thực hiện phương pháp này thì mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng. Hoặc bất kể nguồn thu nhập nào). Bạn hãy áp dụng chia khoản tiền này theo:
1.2. Cách thực hiện phương pháp quản lý tiền bạc JARS
- Lọ thứ nhất – Chi tiêu cần thiết (NEC – 55% thu nhập): NEC sẽ giúp bạn đảm bảo được những nhu cầu trong sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, các hóa đơn,… Nếu sử dụng hơn 80% thu nhập cho chi tiêu cần thiết thì bạn cần thay đổi lối sống, tăng thu nhập hoặc cắt giảm nhu cầu.
- Lọ thứ 2 – Tiết kiệm dài hạn (LTS – 10% thu nhập): Chiếc lọ này sẽ dành cho những mục tiêu dài hạn của bạn như mua nhà, sinh con, thực hiện ước mơ,… Điều quan trọng nhất để thực hiện là bạn nên để dành ngay khi nhận được thu nhập.
- Lọ thứ 3 – Quỹ giáo dục ( EDU – 10% thu nhập): Quỹ này được trích ra nhằm trau dồi kiến thức. Bạn có thể dùng để mua sách, tham gia khóa học,… Việc đầu tư vào giáo dục chính là đầu tư cho năng lực bản thân. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nhiều thu nhập hơn.
- Lọ thứ 4 – Hưởng thụ (PLAY – 10% thu nhập): Quỹ này được trích ra để bạn hưởng thụ và chăm lo cho bản thân. Bạn có thể làm những điều mới mẻ, tăng cường các trải nghiệm và có động lực để làm việc.
- Lọ thứ 5 – Quỹ tự do tài chính (FFA – 10% thu nhập): Quỹ FFA giúp bạn tận hưởng cuộc sống mà không cần phải phụ thuộc vào một ai khác. Bạn có thể sử dụng FFA để gửi tiết kiệm, đầu tư, góp vốn,.. Đây sẽ làm bàn đạp khi bạn không còn làm việc hay có dự định thay đổi công việc.
- Lọ thứ 6 – Quỹ từ thiện (GIVE – 5% thu nhập): Quỹ GIVE là khoản tiền để bạn giúp đỡ người thân, bạn bè, cộng đồng. Nếu có quá nhiều khoản để chi, bạn có thể giảm tỉ lệ của quỹ này. Nhưng hãy luôn trích một khoản để giúp đỡ mọi người.
2. Lời khuyên quản lý chi tiêu hiệu quả
Cách quản lý chi tiêu hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công và giàu có. Nếu bạn đang băn khoăn, hãy tham khảo này những lời khuyên dưới đây.
2.1. Trước khi quyết định tiêu tiền – hãy suy nghĩ thật kỹ
Chắc hẳn có rất nhiều món đồ trong nhà mà ngay tại thời điểm đó bạn rất muốn nhưng chỉ vài ngày sau, bạn đã không muốn sử dụng. Vậy nên, trước khi bạn quyết định rút hầu bao của mình, bạn nên suy nghĩ Mình có thực sự cần tới món đồ đó không? Một thời gian sau, bạn có thực sự muốn có nó như bây giờ hay không?
Vậy nên, nguyên tắc cho bạn đó là: Đừng nên mua những thứ mà ta muốn – Hãy mua thứ ta cần.
2.2. Hãy dùng sổ quản lý chi tiêu
Trước tiên, bạn cần dựa vào chi tiêu hàng tháng của mình để cố định những khoản cần chi. Sau đó, lập nên một cuốn sổ chi tiêu để quản lý tiền bạc của mình được hiệu quả hơn. Trong các danh mục của sổ quản lý, bạn nên chia thành các cột dự kiến và cột thực tế chi tiêu. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng quản lý ngay trên điện thoại để kiểm soát chi tiêu của mình.
Ví dụ: Lương hằng tháng của bạn là 9 triệu. Hãy phân bổ theo công thức trên theo các mục cụ thể. Định kỳ mỗi ngày hay mỗi tuần đều phải kiểm tra lại xem tháng này mình có chi quá tay hay không? Tất cả những điều này, bạn sẽ rút được kinh nghiệm cho những tháng tiếp theo.
2.3. Nếu thuê được thì thuê, nếu mua được thì nên mua đứt
Bạn đã bao giờ cảm thấy tiếc một món đồ mình mua mà chỉ sử dụng được vài ngày. Ví dụ như dụng cụ thể thao, dụng cụ sửa chữa, truyện tranh, đĩa nhạc,… Những món đồ mà bạn không thường xuyên sử dụng thì giải pháp cho bạn đó chính là thuê tạm thời để tiết kiệm hơn chi phí. Thêm vào đó là không phải bảo quản nhiều và không cần thiết phải sử dụng trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ bạn cũng đều đi thuê. Hãy tính toán thật kỹ lưỡng về giá trị cũng như thời gian sử dụng của nó. Ví dụ như nhà cửa, xe, máy tính,… nếu mua được thì nên mua đứt. Vì thời gian thuê dài cũng sẽ không rẻ hơn so với bạn mua hoàn toàn.
2.4. Hạn chế việc sử dụng thẻ tín dụng
Trước khi có ý định sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, bạn nên đặt câu hỏi với bản thân. Mình có thể kiềm chế được những cám dỗ trước những món hàng hóa xung quanh? Nếu câu trả lời là không thì hãy khóa và đừng bao giờ mở thẻ tín dụng. Vì bạn đâu biết rằng, một ngày nào đó bạn sẽ chi tiêu không giới hạn và số tiền lãi bạn phải trả cho ngân hàng đã quá mức tưởng tượng. Đôi khi bạn sẽ sẽ cần tới chiếc thẻ này, nhưng việc tốt nhất để tránh tình trạng chi tiêu quá lố. Bạn cần phải kiềm chế bản thân trước cám dỗ của thẻ tín dụng.
2.5. Tiết kiệm và thay đổi tư duy tài chính
Cho dù tiền lương của bạn không được nhiều, nhưng mỗi tháng hãy cố gắng để dư ra ít nhất 10%. Việc tiết kiệm nên trở thành mối ưu tiên hàng đầu. Vì theo thời gian, số tiền mà bạn dành dụm được sẽ càng lớn dần. Đây chính là số vốn bạn có thể trích ra để kinh doanh, xây nhà, mua xe,… Và điều quan trọng không kém đó là không nên quá áp lực với việc kiếm tiền. Bạn muốn thay đổi cuộc sống, hãy thay đổi tư duy.
2.6. Chi tiêu và đầu tư thông minh
Mức độ chi tiêu của bạn còn tùy vào hoàn cảnh rất nhiều. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn là người thường xuyên phải di chuyển hay đi công tác nhiều. Vậy thì mức độ chi tiêu cho nội thất của căn hộ nhà bạn cũng không cần phải quá đắt tiền đúng không nào? Bên cạnh đó, những điều mà bạn cần đầu tư thì luôn ghi nhớ một nguyên tắc. “Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ”. Điều này giúp bạn hạn chế được tối đa các rủi ro không đáng có. Hãy đầu tư nhiều lĩnh vực để hỗ trợ cho việc chi tiêu dài hạn của mình.
3. Phần mềm quản lý chi tiêu
Nếu bạn không thể tự lập cho mình một quyển số chi tiêu đầy đủ và chi tiết nhất. Bạn có thể tham khảo ngay những ứng dụng quản lý chi tiêu ngay trên điện thoại của mình. Điều này sẽ giúp bạn làm chủ được tài chính, kiểm soát nguồn chi.
3.1. Sổ thu chi Misa
Ứng dụng Misa giúp cho bạn quản lý các hoạt động chi tiêu của bản thân, gia đình hoàn toàn miễn phí. Giao diện của ứng dụng có tích hợp tiếng Việt. Cực kỳ thân thiện cho cả những người không rành về tài chính hay công nghệ. Sổ thu chi Misa giúp bạn ghi chép lại những khoản thu chi hằng ngày, những khoản chi tiêu liên quan đến các kế hoạch của bạn như du lịch, cưới hỏi, liên hoan,… Bạn cũng sẽ nhận được những thống kê, phân tích các khoản chi theo tình hình kinh tế hiện tại, tình hình vay nợ,… khi sử dụng. Tất cả những điều này sẽ giúp kế hoạch chi tiêu của bạn được chặt chẽ và hợp lý hơn.
3.2. Money Lover
Cũng tương tự như MISA. Money Lover mang đến cho bạn khả năng quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả. Một trong những tính năng được yêu thích nhất của ứng dụng này có thể kể đến tính năng thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền. Bên cạnh đó, Money Lover còn có tính năng liên kết với hơn 10 ngân hàng trong nước. Và nhiều dịch vụ chi tiêu khác như CGV, Agoda, Zalora, Paypal,… Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thanh toán các dịch vụ tiêu dùng và ứng dụng cũng sẽ tự động ghi lại trong những giao dịch và quản lý chi tiêu cho bạn.
3.3. PocketGuard
PocketGuard với tín năng an toàn vượt trội, cung cấp các giải pháp hợp lý trong việc chi tiêu. Và giám sát dòng tiền, số dư ngân hàng cũng như chi tiêu hằng ngày của bạn cực kỳ hiệu quả. Với chế độ bảo mật bằng mã PIN, ứng dụng này cũng sẽ tự động lưu lại các hóa đơn, thu nhập hằng tháng và so sánh với những tháng trước đó để bạn có cái nhìn tổng quát nhất. Ngoài ra, PocketGuard còn có tính năng nhắc nhở bạn đến hạn thanh toán thẻ tín dụng, chi trả các hóa đơn và nhiều chi phí khác.
3.4. HomeBudget
Không chỉ giúp lập kế hoạch tài chính đa nền tảng. HomeBudget cũng sẽ thiết kế cho bạn một mục riêng nhằm theo dõi các chi phí, thu nhập, hóa đơn và số dư trong tài khoản ngân hàng. Ứng dụng này sẽ góp phần giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả bằng biểu đồ, và công cụ phân tích riêng cùng tính năng bảo mật tốt khi bạn đăng nhập vào dữ liệu. Điều này sẽ giúp bạn an toàn hơn trong việc thu chi rất nhiều.
5. Nguyên tắc tạo kế hoạch tài chính và quản lý chi tiêu
Để tạo được cho mình một tài chính vững mạnh thì việc quản lý. Cũng như nắm được những nguyên tắc quan trọng trong việc chi tiêu là hết sức quan trọng. Cụ thể, bạn cần:
- Càng ít tiếp xúc với quảng cáo thì bạn càng ít mua những thứ không cần thiết với bản thân mình.
- Tránh xa những cám dỗ đến từ sở thích. Ví dụ bạn thích mua sắm, hãy hạn chế đến các trung tâm thương mại.
- Nếu bạn không kiềm chế được bản thân, hãy tối ưu nó bằng máy móc và hệ thống tự động. Tài khoản tiết kiệm là một ví dụ điển hình.
- Khi muốn mua một món đồ, hãy đặt ra nguyên tắc 1 tuần. Nếu sau 1 tuần, bạn vẫn muốn nó thì bạn có thể mua.
- Không có một giới hạn nào về số tiền bạn có thể kiếm được. Nếu có thể, ahyx tìm cho mình một nghề tay trái.
- Hãy tiêu ít chi phí hơn những gì bạn đã kiếm được nếu muốn thoát khỏi cảnh nợ nần.
- Khi nhận lượng, hãy để tiền tiết kiệm trước khi chi trả bất kỳ khoản tiền nào.
Quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ và hợp lý sẽ giúp bạn vững chắc về kinh tế sau này. Hãy lập cho mình một kế hoạch ngay từ bây giờ để theo dõi được các khoản chi tiêu. Qua đó kiểm soát tiền bạc một cách hiệu quả. Topnews.com.vn hy vọng với bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin để lựa chọn cho mình giải pháp tài chính thích hợp nhất nhé.
Hiền Anh tổng hợp