1. Núi Bà Đen ở đâu?

Ngọn núi linh thiêng này nằm ở độ cao 986m so với mặt nước biển chính là ngọn núi cao nhất ở Đông Nam Bộ. Độ cao ngất ngưởng ấy khiến hành trình chinh phục núi bà Đen không phải là chuyện dễ dàng đối với nhiều du khách. Quãng đường để lên núi Bà Đen được chia làm hai phần: từ chân núi lên chùa Bà Đen và chùa lên đỉnh núi.

  • Núi Bà Đen nằm ở xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
  • Nơi đây cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 110km về phía Tây Bắc.
  • Núi Bà Đen có diện tích lên đến 24 km2. Khu này gồm có 3 ngọn núi hợp thành gồm núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen.
núi Bà Đen
Núi Bà Đen gồm có 3 ngọn núi hợp thành là ngọn núi cao nhất Đông Nam Á. Ảnh Internet

2. Cách đi lên núi Bà Đen

Hiện tại có 3 cách để du khách có thể lên đến đỉnh núi bà Đen

  • Đi bộ: nếu có ý định thử sức bền của bản thân hoặc bạn đang muốn chinh phục một ngọn núi thì đây quả là lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể leo bộ theo bậc thang từ chân núi lên đỉnh núi. Tuy nhiên hãy lưu ý, đương núi ở đây có độ dốc khá cao nên hãy cẩn thận tối đa khi leo núi nhé. Một số người không đủ sức khỏe thì hãy sử dụng các phương tiện hỗ trợ lên đến chùa Bà Đen rồi đi bộ lên nhé
núi Bà Đen leo núi
Rất nhiều bạn trẻ mong muốn được chinh phục núi Bà Đen. Ảnh Internet
  • Đi cáp treo: Tuyến cáp treo dài 1.200m và đây là cách nhanh nhất để tới đỉnh mà không mất sức. Vừa đi, bạn có thể ngắm cảnh núi non trùng điệp của núi Bà Đen
  • Đi bằng hệ thống máng trượt.
núi Bà Đen cáp treo
Hệ thống cáp treo hiện đại trên núi Bà Đen. Ảnh Internet

Giá vé vào cửa để lên núi bà Đen

  • Vé vào cửa: 10.000 đồng/ người
  • Vé xe lửa và trạm cáp treo: 5.000 đồng/người
  • Giá vé cáp treo: người lớn 35.000 đồng/ lượt, 65.000 đồng/khứ hồi, trẻ em 20.000 đồng/lượt, 35.000 đồng/khứ hồi
  • Vé máng trượt có giá như với cáp treo

3. Nét kiến trúc tại núi Bà Đen

Trên núi bà Đen nổi bậc với nhiều chùa chiềng hợp lại tạo thành hệ thống chùa Điện Bà. Trong đó được nhiều người dân biết đến nhất là các chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng và chùa Hang. Cùng với hệ thống chùa là các kiến trúc hang động trên núi. Trong đó có động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà v.v..

chùa bà đen
Trên núi bà Đen nổi bậc với nhiều chùa chiền hợp lại tạo thành hệ thống chùa Điện Bà. Ảnh Internet

3.1. Linh Tiên Sơn Thạch Tự

Linh Tiên Sơn Thạch Tự là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng. Dưới thời chúa Nguyễn Ánh, Bà Đen đã báo mộng để Nguyễn Ánh có thể thoát khỏi hiểm nguy. Về sau, khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, xưng hiệu là Gia Long. Ngài đã phong cho Bà danh hiệu Linh Sơn Thánh Mẫu. Và cũng chính vị vua này đã đặt tên chùa Bà là Linh Sơn Tiên Thạch.

chùa thượng
Linh Tiên Sơn Thạch Tự là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng. Ảnh Internet

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch này được xây dựng trên núi Bà Đen vào giữa thế kỷ 18. Khi đó, nơi này được biết đến với cái tên Chùa Thượng và Chùa Bà. Lý do có tên chùa thượng là vì ở trên núi có đến 3 chùa chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Thượng là ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Bà Đen.

Thời gian đầu ngôi chùa này chỉ được lợp bằng lá vách ván mà thôi. Cho đến năm 1887 thì chùa mới được xây dựng lại cho chắc chắn bằng gạch. Tuy nhiên theo thời gian, dưới sự ảnh hưởng của chiến tranh, ngôi chùa này cũng đã bị hư hại khá nhiều. Về sau mới được xây dựng lại vào hai năm 1996 -1997.

chùa núi bà
Hằng năm dòng người đổ về nơi đây vào dịp tết để gửi gắm tâm nguyện rất đông. Ảnh Internet

Chùa cũng mang đậm dấu ấn lịch sử với hai cột đá xanh được tạc thời Tổ Tâm Hòa (1919) ở tiền đường. Mỗi cột này cao 4,5m, đường kính 0,45m. Trên hai thân cột được chạm nổi hình rồng uốn lượn rất đẹp và tinh xảo. Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm được tôn trí ở giữa sân. Sau đó khu vực tiền đường thờ tượng Tiêu Diện. Tầng trên thờ Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền.

3.2. Điện phật của chùa Bà Đen

  • Điện Phật của chùa Bà Đen thờ tượng đức Trung Tôn chính giữa và chư Phật, Bồ tát. Ngoài ra còn có thượng thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn, đức Phật Thích Ca, tượng Đản sinh, Bồ tát Địa Tạng, Ngọc Hoàng …
  • Hai bên có bàn thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.
  • Trước điện Phật có tượng Tứ Thiên Vương : Ma Lễ Thọ, Ma Lễ Hồng, Ma Lễ Hải, Ma Lễ Thanh ; tượng đức Hộ Pháp Vi Đà.
  • Hai bên vách có bàn thờ Thập bát La Hán, Thập Điện Minh Vương, Mục Kiền Liên, Quan Thánh. Sau điện Phật, có bàn thờ Tổ sư Đạt Ma và các vị Tổ của chùa.
núi Bà Đen điện phật
Chùa núi Bà Đen trở thành điểm tín ngưỡng vô cùng quan trọng của người dân miền Nam. Ảnh Internet

Chùa Bà Đen có thờ ngọc Xá lợi Phật linh thiêng. Đây chính là bảo vật mà  Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Vua Sãi Thái Lan tặng. Vị hòa thượng này đã cúng dường cho chùa vào năm 2000.

Đặc biệt chùa còn có khu bảo tháp Tổ. Giữa là tháp Tổ Tâm Hòa, Tổ Giác Phú, Tổ Giác Điền. Hai bên là tháp Tổ Trừng Tùng và Tổ Thanh Thọ.

3.3. Điện Bà Linh Sơn

Cạnh chùa Bà Đen là Điện Bà Linh Sơn. Điện này sở hữu lối kiến trúc độc đáo. Mái đá của điện nhô ra tạo thành động. Vòm mái cao 2,5m và gian nhà thờ nhân tạo phía trước dài 8m.

núi điện bà
Điện Bà Linh Sơn nằm cạnh chùa Thượng có kiên trúc đặc biệt. Ảnh Internet

Trong điện thờ Linh Sơn Thánh mẫu, Thần Tài, Thổ Địa. Ở đây có tủ đựng y trang của Bà do thập phương bá tánh dâng cúng. Gian ngoài thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Địa Mẫu….

4. Món ốc núi tại núi bà Đen

4.1. Tên gọi của món ăn này

Du khách gần xa đến với Tây Ninh hẳn đã được người dân giới thiệu cho món ốc núi Bà Đen vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Tên gọi dân dã của món ăn này xuất phát từ chính nguồn gốc của nó. Loại ốc này vô cùng đặc biệt, không hề giống với các loại ốc khác, nó chỉ xuất hiện vào mùa mưa mà thôi. Do đó khi vào mùa, người ta lại khá nhau lên núi Bà Đen để tìm bắt chúng.

truyền thuyết ốc núi
Ốc núi Bà Đen vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng chỉ xuất hiện vào mùa mưa. Ảnh Internet

Loại ốc này chỉ trú ẩn và sinh sống trong các hang hốc và kẽ đá tối, ẩm thấp. Đi một ngày đến tối đã có món ốc thơm phức ngon lành. Dần dà qua thời gian món ốc này trở thành đặc sản “ăn là nhớ” đến Tây Ninh. Nó cũng đã trở thành một phần quan trọng trong nền ẩm thực của vùng đất này. Ốc núi nhìn bề ngoài có vẻ giống ốc bưu, dáng nhỏ và dẹp. Loại ốc này có thịt dai dai, ngọt ngọt và vô cùng thanh mát nên có giá trị dinh dưỡng rất cao.

4.2. Truyền thuyết món ốc núi

Sống ở trên đỉnh núi linh thiêng bậc nhất nên loài ốc này cũng mang rất nhiều câu chuyện huyền bí. Một trong số đó là câu chuyện về người con gái trên Lưu Thị Thiên Hương. Chuyện xưa kể rằng cô gái này có dung mạo vô cùng xinh đẹp. Người yêu của nàng đã tòng quân đánh giặc. Một mình nàng ở quê nhà ngày ngày lên núi Bà cầu an cho người yêu mong cho chàng bình an thắng lợi trở về. Trong một lần lên núi, nàng đã bị những tên cướp khét tiếng ẩn nấp trên núi sát hại. Túi tiền xu trên người nàng Thiên Hương rơi xuống và vương vãi khắp nơi. Những con ốc núi đặc biệt cũng hình thành từ đó.

ốc núi
Sống trên đỉnh núi linh thiêng nên loài ốc này cũng mang rất nhiều câu chuyện huyền bí. Ảnh Internet

Núi Bà Đen linh thiêng không chỉ là điểm tựa tâm linh của nhiều người dân mà còn đem đến những trải nghiệm du lịch thú vị. Đặc biệt vùng núi này mang đến một món ăn giàu dưỡng chất đến lạ kỳ. Qủa không hổ danh là vùng đất được các bậc thánh thần lựa chọn. Dịp Cổ truyền năm nay, hãy đến đây để tìm về những khoảnh khắc bình lặng và cầu may mắn, bình an cho năm mới bạn nhé!

Nguyễn Mai tổng hợp