Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu ngoài việc giúp mẹ ngon miệng thì việc đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi cũng rất quan trọng. Các chị em nên tăng cường một số loại thực phẩm dưới đây để có một thai kì khỏe mạnh.
1. Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu – Các món ăn chính
1.1. Thịt gà
Thịt là gà là món ăn quen thuộc ngày Tết cực kì bổ dưỡng cho bà bầu. Ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, phospho, sắt, rất dễ hấp thu và tiêu hóa.
Bên cạnh đó, hàm lượng protein và phức hợp của amino axit trong thịt gà còn ảnh hưởng tích cực đến não bộ. Giúp làm phấn chấn tinh thần, giảm lo lắng, stress cũng như hỗ trợ cải thiện huyết áp và nhịp tim.
1.2. Thịt bò
Mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 25gram protein để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung thêm sắt để giúp hình thành nên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Hàm lượng protein và sắt trong thịt bò rất cao. Bởi vậy mẹ bầu đừng quên bổ sung thực phẩm này vào khẩu phần ăn ngày Tết.
Bên cạnh đó, thịt bò còn là nguồn cung cấp vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của thai nhi, giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.
1.3. Cá lóc chưng tương
Cá lóc rất giàu đạm, ít chất béo nấu với đậu tương, giúp tăng cảm giác ngon miệng cho bà bầu. Đậu tương chứa nhiều canxi, sắt, albumin, leucithin, vitamin B…. mang đến làn da mịn màng, cùng vóc dáng cân đối cho thai phụ. Vì thế, món ăn này sẽ vừa đảm bảo dưỡng chất mà còn mang đến hương vị mới lạ cho mẹ vào ngày Tết này.
1.4. Thịt lợn sốt cam
Thịt lợn là thực phẩm cực phổ biến trên mâm cỗ ngày Tết trong mỗi gia đình Việt. Thịt lợn có độ đạm cao, lành tính và ngon mềm. Còn trái cam có vị chua ngọt và chứa nhiều vitamin, giúp món ăn thêm bổ dưỡng cho thai phụ. Vì thế, món thịt lợn sốt cam giúp tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
1.5. Trứng gà
Chứa nhiều các dưỡng chất như protein, choline, hỗ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Vì thế, mẹ bầu nên ăn từ 3-4 quả/tuần để cung cấp các dưỡng chất cần thiết này cho bé yêu.
2. Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu với các loại rau, củ, quả
2.1. Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ, lutin, kẽm, vitamin A, canxi, vitamin C và folate (dạng tự nhiên của axit folic). Có tác dụng tốt trong việc ngừa dị tật cho thai nhi. Mẹ bầu có thể chế biến bông cải xanh thành nhiều món hấp dẫn như: Xào thịt, nấu canh, nấu súp…
2.2. Rau cần tây
Trong cần tây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, vitamin C, nicotinic a-xit, mannite, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Đối với những thai phụ bị huyết áp cao thường xuyên ăn rau cần tây có thể giúp giảm uyết áp, phòng tiền sản giật hiệu quả.
2.3. Bí đỏ
Bí đỏ cũng là thực phẩm quen thuộc ngày Tết thường được chế biến thành các món canh, hầm. Các thành phần dinh dưỡng có trong bí đỏ thúc đẩy sự phát triển tế bào thần kinh ở thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não, phòng trị chứng cao huyết áp, chứng sưng phù khi mang thai, giúp đông máu nhanh, tránh trường hợp mất máu nhiều sau khi sinh.
2.4. Cải bó xôi
Cải bó xôi là loại thực phẩm có chứa hàm lượng axit floic rất lớn, cứ trong 100g cỏ bó xôi có khoảng 50mg axit floic. Trong 3 tháng thai kì thì nó là sự lựa chọn tốt nhất cho các mẹ. Axit floic có vai trọ quan trọng trong giai đoạn thai kì, nó giúp cho thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh. Để bổ sung axit floic, thì cải bó xôi là sự lựa chọn tối ưu nhất.
2.5. Măng tây
Hàm lượng dinh dưỡng của măng tây là có chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid,… Những dưỡng chất này rất tốt cho thai nhi hấp thu để phát triển và tránh những tình trạng dị tật ở thai nhi. Đồng thời nó cũng rất có tác dụng cho các mẹ, tốt cho hệ tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón.
3. Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu với các loại hạt
3.1. Hạt óc chó
Chứa rất nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường cơ bắp trong thời kỳ mang thai, giảm mệt mỏi cho các mẹ trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ có hiệu quả diệt khuẩn. Đặc biệt, trong ba tháng cuối của thai kỳ ăn hạt óc chó tăng cường quá trình tổng hợp lactogenic để giúp cho các bà mẹ chuẩn bị cho con bú.
3.2. Hạnh nhân và các loại đậu, đỗ
Hạnh nhân giúp đóng góp dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí thông minh của trẻ, đó là omega-3. Ngoài ra, folate và axit folic trong hạt hạnh nhân cũng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, lạc rang để chế biến thực phẩm cho ngày Tết cho mẹ bầu. Đây được coi là thực phẩm tuyệt vời vì chúng chứa đạm, canxi, rất giàu kẽm, một chất khoáng cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và chuyển dạ kéo dài.
3.3. Hạt dẻ
Hạt dẻ chứa rất nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và các loại vitamin giúp điều hòa tuần hoàn máu, kích thích thận và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ bắp. Mẹ bầu ăn hạt dẻ sẽ làm cho xương chắc hơn và giảm mệt mỏi, nôn nghén.
3.4. Hạt hướng dương
Đây là loại hạt giàu protein hơn bất kỳ loại hạt nào khác, nhưng lại chứa ít năng lượng. Hạt hướng dương rất giàu vitamin E, một dưỡng chất giúp duy trì sức bền, làm giảm nguy cơ sảy thai, đồng thời rất hữu ích cho việc duy trì sắc đẹp. Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa sắt, kẽm, kali, magiê có tác dụng chống thiếu máu và mệt mỏi.
3.5. Hạt dưa hấu và hạt bí đỏ
Hai loại hạt mà chúng ta thường nhâm nhi trong ngày Tết lại cung cấp một lượng dinh dưỡng đa dạng, bao gồm các chất như kali, sắt, các vitamin tan trong chất béo cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày của cơ thể, mang đến một tinh thần thoải mái, thư giãn cho mẹ bầu.
4. Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu với các loại trái cây
4.1. Táo
Táo có thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là các loại vi chất, sinh tố, vitamin và axit hoa quả, kali và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và lão hóa ở con người. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong táo cũng cao hơn trong các loại hoa quả, giúp trung hòa lượng muối dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa hiện tượng mềm xương và bí tiện.
4.2. Bưởi
Là loại quả lành tính và mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho thể trạng của bà bầu. Ngoài ra, ăn bưởi thường xuyên còn có công dụng bổ sung nước, hỗ trợ làm đẹp cải thiện tình trạng da và tóc của bà bầu.
4.3. Bơ
Bơ giúp phát triển trí não cho thai nhi vì nó chứa nhiều chất xơ, vitamin K, folate, kali và vitamin B6,… Với nhiều chất dinh dưỡng có trong bơ sẽ có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật, phát triển trí não cho con. Ngoài ra còn giúp mẹ có hệ miễn dịch tốt hơn, giảm tình trạng ốm nghén và có triệu chứng khó chịu khác trong giai đoạn mang thai.
4.4. Chuối chín
Chuối là một loại trái cây với rất nhiều nguồn dinh dưỡng cho các mẹ. Chuối chứa nhiều fructooligosaccharides, nó là một chất làm tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có nghĩa là khi các mẹ ăn chuối sẽ giúp cho khung thai nhi phát triển vững chắc hơn.
4.5. Dưa hấu
Một loại trái cây quen thuộc với chị em phụ nữ. Ăn dưa hấu thường xuyên có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu. Điều này sẽ giúp bà bầu cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong giai đoạn mang thai của mình.
5. Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu không nên ăn
5.1. Đồ uống có ga và chất kích thích
Một số thức uống phổ biến ngày Tết như: Bia, rượu, nước ngọt, cà phê,… đều là những thực phẩm bà bầu không nên ăn ngày Tết để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Bởi theo nghiên cứu, các loại đồ uống có ga dễ làm mẹ bầu tăng nguy cơ bị tiểu đường. Rượu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Cà phê và các chất kích thích có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Có thể gây ra tình trạng sinh non, sảy thai,… Do vậy, ngày Tết dù vui đến mấy các mẹ cũng nên biết kìm mình lại để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh.
5.2. Bánh kẹo, đồ ngọt
Các thực phẩm đồ ngọt như bánh kẹo cũng là những thực phẩm không nên ăn khi mang thai trong ngày Tết. Trong đó đặc biệt phải kể tới bánh kem, bởi loại bánh này có chứa hàm lượng đường rất cao. Nếu đang trong thời gian ốm nghén thì chúng sẽ khiến tình trạng này trở nên nặng nề hơn đấy.
5.3. Các món chiên rán và thực phẩm chế biến sẵn
Thực đơn ngày Tết thường có rất nhiều món chiên, rán và những loại đồ ăn chế biến sẵn có thể sẽ làm gia tăng chứng ốm nghén, nôn ói. Bên cạnh đó, chúng còn thường chứa nhiều dầu mỡ và các loại gia vị không có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi vì vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều dịp Tết. Vì vậy, bà bầu không nên ăn những loại thực phẩm này nhé.
5.4. Món lẩu
Mẹ bầu nên hạn chế ăn lẩu vì món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, gia tăng cảm giác ợ nóng và nôn nghén. Hơn nữa, món lẩu thường không nấu chín kỹ, đặc biệt là các loại lẩu nhúng nên rất dễ nhiễm trứng gian sán và các ký sinh trùng gây hại cho mẹ và thai nhi.
6. Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu cần phải hạn chế
6.1. Bánh chưng
Tuy đây là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán. Nhưng nếu bạn đang trong quá trình mang thai, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế sử dụng. Bởi bánh chưng được làm chủ yếu từ gạo nếp và nhân đỗ, thịt mỡ, có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu no lâu, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,… Điều đó hoàn toàn không tốt cho việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó, khi ăn nhiều bánh chưng sẽ rất dễ làm mẹ bầu bị tăng cân, béo phì và làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp. Vậy nên, hãy tránh xa những thực phẩm bà bầu không nên ăn trong ngày Tết này ra nhé.
6.2. Dưa hành muối
Đặc biệt những mẹ nào đang bị đau dạ dày nên cẩn thận. Bởi món ăn này có chứa nhiều chất chua, khi ăn sẽ kích thích dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn. Điều này sẽ khiến vùng bị viêm, loét dạ dày sẽ trở nên nặng hơn. Nhưng đối với mẹ bầu khỏe mạnh, món dưa hành, củ kiệu này lại có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng. Nhưng dù là như vậy, các mẹ vẫn nên hạn chế sử dụng món ăn này nhé. Bởi món ăn này có chứa nhiều muối, ăn nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
6.3. Canh măng
Canh măng được coi là một trong những món ăn truyền thống của ngày Tết. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ mang thai. Đặc biệt là những mẹ bầu đang trong tam cá nguyệt đầu tiên nên hạn chế ăn loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do trong những tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ chưa thích nghi được với thay đổi và đang bị ốm nghén. Trong khi đó, măng lại chứa nhiều chất xơ, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến no lâu, đầy hơi. Thêm nữa, nếu trong quá trình chế biến măng không cẩn thận còn rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Điều này cực kì nguy hiểm cho mẹ bầu và bé yêu.
Thực phẩm ngày Tết cho bà bầu rất da dạng. Vì đứa con thân yêu, mẹ hãy khéo léo chọn cho mình những món ăn tốt nhất nhé! Chúc gia đình bạn ăn Tết vui vẻ với bà bầu khỏe mạnh và chuẩn bị chào đón bé yêu ra đời.
Lê Linh tổng hợp