Sò lông trước khi được biết đến là một loại hải sản có lợi cho sức khỏe thì được ưu tiên chọn vì vị ngon ai dùng cũng được và dễ chế biến. Đôi khi, bạn không dùng ở hàng quán thì cũng có thể mua sò về nhà để làm. Và vì phổ biến, nên cũng có nhiều câu hỏi xoay quanh loại hải sản này. Nếu bạn cũng có một vài băn khoăn thì chia sẻ này chính là dành cho bạn.
1. Sò lông có công dụng gì?
Theo Đông y, thịt sò lông có tính ấm, vị ngọt và mặn, không độc. Sò này cũng như sò huyết có tác dụng bổ huyết. Vì thế, ưu điểm lớn nhất cho sức khỏe được mọi người chú trọng là tác dụng chữa thiếu máu.
Thực tế, công dụng của sò lông khá phong phú. Ngoài tác dụng bổ máu, nó còn có ích cho những người đau dạ dày, tiêu hóa kém hay huyết hư,…Với trẻ bị mồ hôi trộm thì sò này cũng được dùng để làm bài thuốc cải thiện rất hiệu quả. Để trị bệnh, sò lông được dùng qua cách ăn. Hoặc sò được làm khô thịt, tán thịt nhuyễn như bột rồi uống như thuốc vậy. Tùy theo bệnh, sẽ có các bài thuốc và liều lượng dùng phù hợp.
2. Sò lông ăn có tốt không?
2.1. Thành phần dinh dưỡng của sò lông
Người ta tìm thấy cứ trong 100g sò lông thì có chứa 8.8g chất đạm, 0.4g chất béo, 51 đơn vị calo và 3g carbohydrates. Bên cạnh đó là phong phú các khoáng chất, vitamin.
2.2. Ăn sò lông có tốt không?
Qua thành phần dinh dưỡng và công dụng, chúng ta thấy rõ, sò lông không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn là vị thuốc. Qua điểm chính này, hẳn, câu trả lời cho thắc mắc sò lông ăn có tốt không, câu trả lời chắc chắn là có. Phần còn lại tốt ra sao thì tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng.
Bất cứ thực phẩm nào cũng vậy, chúng ta dùng tốt khi đúng cách và đúng lượng. Do đó, dù sò lông có lợi cho sức khỏe nhưng chúng ta nên dùng vừa phải, tránh lạm dụng. Nếu dùng sò lông như bài thuốc chữa bệnh, bạn đều được khuyên nên tham khảo ý kiến của bác sỹ Đông y. Như vậy, bạn sẽ có bài thuốc và liều lượng dùng chính xác vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
3. Sò lông ăn sống được không?
Ví như sò huyết thì nhiều người cho rằng ăn khi chín tái là rất tốt. Hay, ví như khi dùng hàu, dùng thịt hàu sống là đại bổ. Vậy sò lông có thể dùng tái như sò huyết hay ăn sống như hàu được không?
Như bạn cũng thấy, các loại sò sống trong môi trường bùn cát dễ nhiễm khuẩn. Trong điều kiện hiện nay, môi trường sống của các loại sò hay hải sản nói chung đều chịu tác động ô nhiễm từ môi trường. Do vậy các yếu tố này đều không đảm bảo an toàn sức khỏe cho chúng ta nếu dùng thịt sò sống.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất, chúng ta nên dùng sò tươi sống nấu chín. Như vậy, hàm lượng dinh dưỡng của sò được giữ nguyên. Trong khi, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo. Vậy chọn hay bảo quản sò lông như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo ngay chi tiết ở phần tiếp theo nhé.
4. Bảo quản và làm sạch sò lông
4.1. Cách chọn sò lông tươi sống
Trước khi xem qua cách bảo quản, điều chúng ta cần chú ý trước đó là cách chọn sò tươi sống. Có một vài mẹo nhỏ chọn sò bạn có thể dễ dàng nhớ như sau:
- Chọn sò kích cỡ vừa phải và đều nhau, thịt sò sẽ mềm ngon không bị dai.
- Con sò phải còn nguyên vỏ không bị vỡ vỏ.
- Sò lông lưỡi còn thò ra ngoài là sò tươi nhất. Khi bạn đụng tay, sò sẽ khép chặt vỏ lại. Bạn hãy chọn những con sò này.
- Không chọn những con sò đã có mùi. Vì sò này đã chết vừa không ngon vừa không tốt cho sức khỏe.
4.2. Bảo quản
Bảo quản sò lông cũng rất đơn giản. Bạn có thể tiến hành như sau:
Kiểm tra và lựa sò ngon để bảo quản
Dù khi mua chúng ta đã chọn sò tươi nhưng trước khi bảo quản, bạn hãy kiểm tra một lần nữa. Khi kiểm tra, con nào không còn nguyên vỏ, hay có mùi bạn nên bỏ đi.
Cách bảo quản
- Nếu bạn bảo quản chỉ qua đêm: Bạn ngâm sò với nước muối loãng hoặc nước gạo vài tiếng. Sò nhả bớt cát và chất bản ra. Dùng búi chà nồi hoặc bàn chải chà sạch sò. Để ráo nước rồi bỏ túi ni lông hoặc hộp để ngăn đá tủ lạnh.
- Nếu bạn bảo quản vài ngày: Sò lông tươi ngon bạn bỏ vào túi vải treo lên. Thỉnh thoảng tưới lên một ít nước. Thường xuyên kiểm tra nếu có sò chết thì bạn nhặt ra khỏi túi. Bạn cũng có thể để sò trong rổ hoặc chậu. Cũng thỉnh thoảng xịt ít nước và lựa sò chết ra khỏi chậu hoặc rổ.
4.3. Làm sạch trước khi chế biến
Các loại nghêu sò trước khi chế biến cần làm sạch kỹ càng. Làm như vậy để tránh tình trạng còn cát ở thịt sò khi ăn sẽ mất ngon. Có nhiều mẹo hay làm sạch nghêu sò nói chung, sò lông nói riêng mà bạn có thể áp dụng. Chẳng hạn như:
- Dùng nước muối loãng: Bạn pha nước muối loãng và cho miếng gừng đập dập hoặc ớt. Cho sò vào ngâm vài tiếng hoặc 1 buổi. Rửa sạch sò thêm vài lần rồi chế biến.
- Dùng nước vo gạo: Bạn cho vào nước vo gạo ớt tươi cắt lát hoặc ớt bột. Cho sò vào ngâm vài giờ hoặc 1 buổi. Vớt ra rửa vài lần nước cho sạch rồi chế biến.
5. Sò lông và cách chế biến đơn giản phổ biến nhất
Có nhiều cách chế biến sò lông thành món ngon ăn là nghiện. Tuy nhiên có vài món rất phổ biến. Bạn có thể làm tại nhà các món này thỏa để ai cũng thỏa vị khi không thể dùng ngoài quán. Gợi ý ngay sau đây, bạn tham khảo nhé.
5.1. Sò lông nướng mỡ hành
Trong các món ngon từ sò lông, phổ biến nhất và dễ làm nhất có lẽ là món sò nướng mỡ hành. Với nhiều người đây cũng là món ngon nhất chế biến từ loại sò này. Không nhất thiết phải có bếp than chúng ta mới có thể làm món sò nướng ngon. Với bếp ga, nồi nướng hay lò nướng chúng ta đều có thể làm ngon món này.
5.1.1. Nguyên liệu
- 2kg sò lông
- 1 nắm hành lá
- 1/2 thìa cà phê muối
- 1 thìa canh đường
- Đậu phộng rang
- Dầu ăn
5.1.2. Cách làm
Sơ chế
- Sò lông mua về bạn ngâm nước gạo hoặc nước muối loãng cùng ớt. Bạn ngâm vài tiếng cho sò lông nhả sạch cát. Sau ngâm, bạn mang sò lông đi rửa sạch nhiều lần. Bạn có thể dùng búi chà nồi hoặc bàn chải đánh răng để chà cho sò sạch, để ráo.
- Hành lá nhặt sạch, rửa sạch, cắt nhỏ. Cho hành lá vào tô, thêm 1/2 thìa cà phê muối cùng 1 thìa canh đường, đảo đều.
- Bạn đổ dầu ăn vào chảo sâu lòng, lượng dầu đủ ngập hành. Bạn đun nóng dầu và đổ dầu nóng vào hành, đảo đều.
Nướng sò lông
- Bạn dùng dao tách bỏ 1 vỏ sò. Xếp xò lên khay hoặc vỉ nướng mang đi nướng chín.
- Sò chín, bạn lấy ra, cho mỡ hành lên trên, rắc thêm ít đậu phộng rồi thưởng thức thôi. Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng kèm muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt đều ngon.
5.2. Sò lông xào sả ớt
Hải sản xào hay xào sả ớt cũng rất được yêu thích. Các món hải sản xào như món mực xào, tôm xào, ốc xào,…đều rất bắt vị. Các món ngon hải sản xào đều có thể làm để ăn chơi, làm món nhậu hoặc dùng với cơm rất bắt vị. Với nghêu sò xào xả ớt nếu ăn chơi bạn để cả vỏ xào. Nếu dùng để ăn cơm, bạn dùng thịt nghêu sò không để xào nhé. Dưới đây là cách xào thịt sò lông để dùng với cơm dễ làm. Khi nào có dịp hoặc muốn có món mới đổi vị cho thực đơn gia đình, bạn hãy thực hiện thử nhé.
5.2.1. Nguyên liệu
- 300g thịt sò lông.
- 5 nhánh sả.
- Ớt tươi tùy độ ăn cay.
- 1 nắm rau răm.
- 3 tép tỏi.
- 1 miếng mỡ khổ hoặc miếng thịt ba rọi nhiều mỡ.
- Gia vị: muối, đường, hạt nêm, nước mắm.
- Muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt (tùy chọn).
5.2.2. Cách làm
Sơ chế
- Sò lông mua về bạn ngâm nước muối loãng hoặc nước vo gạo cho nhả sạch cát. Mang sò đi hấp hoặc luộc cho mở miệng. Tách vỏ lấy thịt sò.
- Mỡ hoặc thịt ba rọi rửa sạch, cắt nhỏ. Bạn mang phần mỡ hay thịt này đi xào khô ra mỡ.
- Sả rửa sạch, bào mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Rau răm nhặt sạch, rửa sạch, nhặt lá, để ráo. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
Xào sò
- Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa canh nước mỡ đã thắng vào đun nóng. Cho sả vào xào, sả hơi thơm bạn cho tỏi vào xào cùng. Tỏi và sả thơm, bạn cho ớt vào. Nêm gia vị gồm 1/3 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa cà phê đường. Bạn có thể cho 1/2 hoặc 1 thìa canh nước mắm ngon tùy khẩu vị. Nếm và điều chỉnh vị cho vừa.
- Cho sò lông vào đảo, sò thấm gia vị, bạn cho 2/3 rau răm vào, đảo qua và tắt bếp. Trút sò ra đĩa, trang trí thêm phần rau răm còn lại, thưởng thức với cơm nóng. Bạn chuẩn bị muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt để nếu ai thích đậm hơn thì có thể chấm thêm.
5.3. Sò hấp sả
Nghêu sò hay hải sản nói chung hấp sả giữ được nguyên độ ngọt ngon mà nhiều người rất thích. Những ngày mưa lạnh có món sò hấp sả thơm thơm cay cay thực thỏa vị vô cùng. Cách làm món này thì vô cùng dễ ai cũng có thể thực hiện.
5.3.1. Nguyên liệu
- 1-2kg sò lông
- 3-5 nhánh sả
- 1 nắm rau răm
- Ớt tươi tùy mức ăn cay
- Muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt
5.3.2. Cách làm
- Sò lông rửa sạch, ngâm nước muối loãng hoặc nước gạo cho nhả sạch cát. Mang sò đi chà sạch vỏ, rửa sạch nhiều lần, để ráo.
- Sả rửa sạch, bỏ bớt phần thân non. Đập dập sả và cắt khúc. Ớt rửa sạch, cắt lát. Rau răm nhặt sạch, rửa sạch, để ráo.
- Cho sò vào nồi để hấp, cho sả và ớt. Bắc nồi sò lên bếp, nấu khoảng 5-6 bếp hoặc khi bạn thấy sò mở miệng hết là có thể tắt bếp.
- Trút sò ra đĩa sâu lòng, thưởng thức khi còn nóng. Chấm muối tiêu chanh hay nước mắm chua ngọt rất thỏa vị.
5.4. Sò lông nấu cháo làm ấm ngày đông
Cháo hải sản nói chung có vị ngon rất đặc trưng. Ngoài cháo sò huyết, cháo hàu hay cháo nghêu, bạn có thể nấu cháo sò lông để đổi vị. Cháo sò này ngọt ngon và giàu dưỡng chất. Vào những ngày đông, chiều về có chén cháo sò lông làm ấm bụng không gì tuyệt hơn. Cách nấu cháo này cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể nấu ngon ngay từ lần đầu thực hiện.
5.4.1. Nguyên liệu
- 200-300g thịt sò lông
- 1 củ cà rốt (tùy chọn)
- 100g nấm rơm
- 3-5 nhánh hành lá
- Ngò rí (tùy chọn)
- 5 củ hành tím
- 2 nắm gạo
- Gia vị: muối, nước mắm, bột nêm, tiêu xay.
- Dầu ăn
5.4.2. Cách làm
Sơ chế
- Sò lông mua về ngâm với nước muối loãng hoặc nước gạo vài giờ để nhả sạch cát. Mang sò đi chà sạch, rửa sạch nhiều lần. Hấp hoặc luộc sò lông mở miệng rồi tách lấy phần thịt. Bạn có thể rựa lại phần thịt này sơ qua để thật sạch cát.
- Cà rốt bào sạch vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi.
- Hành lá và ngò rí nhặt sạch, rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím nhặt sạch, rửa sạch, bào mỏng.
Nấu cháo
- Gạo vo sạch mang đi nấu cháo. Cháo bung chín bạn cho cà rốt nấu cùng.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, phi vàng hành tím, vớt hành ra. Vẫn chảo này, cho sò lông vào xào. Bạn nêm hạt nêm đảo qua. Cho nấm rơm vào đảo cùng.
- Cháo và cà rốt đã được, bạn cho nấm cùng sò xào vào khuấy đều. Sò và nấm chín hẳn, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp. Múc cháo ra chén, cho hành lá và chút tiêu xay, thưởng thức khi còn nóng. Bạn có thể dọn cùng chén nước mắm mặn, nếu ai thích đậm vị hơn thì có thể cho thêm.
Bạn vừa cùng Topnews.com.vn tìm hiểu, giải đáp một số băn khoăn xoay quanh con sò lông. Bên cạnh đó còn có mẹo bảo quản lẫn chế biến để dùng ngon hơn loại sò này trong thực đơn. Hy vọng sau tham khảo, bạn sẽ tự tin hơn trong việc chế biến. Cũng như, chúng ta sẽ dùng sò lông an toàn hơn, tốt cho sức khỏe hơn và thêm phần ngon miệng.
Cát Lâm