Trong văn hóa ẩm thực ngày Tết của nước ta có vô vàn món ăn thơm ngon đặc trưng. Nhắc đến Tết là ý nghĩa hiện ngay trong đầu những đòn bánh chưng bánh tét, thịt mỡ dưa hành, mứt Tết với muôn điều lý thú đang chờ đón. Thế nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau đều có những món ăn đặc trưng riêng tùy thuộc vào khẩu vị và văn hóa của nơi đó. Chúng ta hãy cùng xem món ăn ngày Tết miền Nam có gì đặc trưng nhé.
1. Món ăn truyền thống ngày Tết
1.1. Bánh tét
Đây là một món ăn Tết miền Nam truyền thống với hương vị và màu sắc khác nhau. Các loại nguyên liệu khác nhau sẽ cho ra chiếc bánh có mùi vị khác nhau như bánh tét nhân thịt được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, thịt heo hay bánh tét ngọt như lá cẩm, chuối, đậu đen, đậu đỏ.
Người miền bắc thường không thích ngọt và bánh chưng hoặc bánh tét đều ưa chuộng bị mặn từ thịt mỡ và đậu xanh. Thế nhưng miền nam lại hoàn toàn ngược lại và bánh tét ngọt được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Bánh tét ngọt ở miền nam trông rất hấp dẫn bắt mắt với đa dạng màu sắc và cách gói hơn. Nếp được ngâm với đủ thứ lá tạo màu xanh, vàng hoặc tím bắt mắt sau đó sẽ xào nếp để có được chiếc bánh tét ngon hơn. Nhân đỗ được đãi nhuyễn kết hợp với chuối hoặc các loại gia vị khác cho món ăn vô cùng thơm ngon hấp dẫn chỉ muốn ăn mãi không ngừng.
1.2. Thịt kho nước dừa
Một món ăn mặn khác không thể thiếu trong danh sách món ăn ngày Tết miền Nam chính là thịt kho dừa. Món ăn này khác với thịt kho tàu ở chỗ chúng được sử dụng rất nhiều nước dừa khiến món ăn đặc, sánh thơm và béo ngậy. Thịt ba chỉ hoặc thịt đùi (chọn cả nạc cả mỡ mới ngon) đem cắt khúc vừa ăn rồi nêm gia vị vừa ăn nấu đến khi chín thì cho trứng cút vào hầm chung với nước cốt dừa đặc. Để rửa liu riu cho đến khi cạn và sệt thì có thể thưởng thức ngay với mùi hương thơm chắc chắn bạn sẽ thích mê.
1.3. Dưa kiệu muối
Miền Nam món ăn này thường có vị chua và ngọt nhiều hơn cũng như được muối kèm cùng nhiều loại nguyên liệu khác như cà rốt và su hào giúp dưa món đa dạng hơn. Dưa kiệu muối với đường nhanh lên men và có độ giòn dai rất hấp dẫn. Cách muối vô cùng đơn giản và chỉ sau 2 đến 3 ngày là có thể thưởng thức được ngay. Dưa kiệu muối giúp cho ngày Tết thêm ngon miệng và bớt ngán hơn rất nhiều. Món này có thể ăn kèm với rất nhiều món ăn khác trong ngày Tết vô cùng thú vị.
1.4. Canh khổ qua
Canh khổ qua dồn thịt mang ý nghĩa cầu mong mọi cơ cực và khó khăn đi qua và mong mọi điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Mặc dù món ăn này có vị hơi đắng nhưng cực kỳ tốt với sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày Tết
Canh khổ qua được làm từ những trái khổ qua được lấy hết hạt bên trong ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn trộn cùng nấm mộc nhĩ, bún và gia vị. Sau đó được nấu chín. Món ăn này luôn có mặt trong các mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam.
1.5. Củ kiệu tôm khô
Đây chỉ là một món ăn kèm nhưng không thể thiếu trong các bữa ăn cũng như mâm cơm cúng của người miền Nam trong dịp Tết. Củ kiệu tôm khô thường được ăn kèm cùng các món ăn khác, vị chua của kiệu giúp cho món ăn chính đỡ ngán hơn. Tôm được chọn là loại tôm khô nguyên chất vẫn giữ được mùi vị ngọt không chất bảo quản. Trong mâm cơm cúng ngày Tết thông thường dĩa củ kiệu tôm khô thường được đặt giữa mâm để mọi người cùng thưởng thức.
2. Một số món ăn đặc trưng khác của miền Nam
2.1. Nem rán chua ngọt
Nem rán chua ngọt cũng là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm gia đình ngày Tết của người miền Nam. Nem rán vô cùng thơm vợi vị ngọt bùi béo và với lớp nhân thịt kết hợp bỏ bánh ngoài giòn tan tạo được cảm giác ăn hoài không ngán cho người dùng.
2.2. Gỏi cuốn
Đôi khi trong mâm cỗ Tết gia đình miền Nam cũng xuất hiện món gỏi cuốn. Bên trong món gỏi cuốn thường có nhiều nguyên liệu đa dạng từ các loại rau, tôm thịt cá tươi sống. Gỏi cuốn thường được chấm với tương đen hay mắm nêm đều rất ngon miệng. Món ăn này mang một ý nghĩa đem lại cái Tết sum vầy và trọn vẹn hơn cho các thành viên trong gia đình của bạn.
2.3. Chả bò
Nếu người miền Bắc có chả giò thì người miền Nam cũng có món chả bò trên mâm cúng ông bà ngày cuối năm. Đôi khi miền Nam cũng dùng chả giò nên 2 món chả này có thể thay thế cho nhau. Chả bò thường dùng ăn với cơm trắng hoặc ăn không, khi ăn cắt ra từng khoanh. Với vị ngon khó cưỡng, có thể bạn sẽ ăn hết lúc nào không hay đấy
2.4. Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn phổ biến của của người dân nơi đây. Người miền Nam mua hoặc tự làm lạp xưởng để ăn hoặc đãi khách đến chơi như một món quà đầu năm đầy ý nghĩa.
Lạp xưởng trong Nam có nhiều loại: Lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá,… rất dễ kết hợp với món ăn khác cho ra một món ăn hoàn toàn mới mang hương vị đặc trưng của lạp xưởng. Lạp xưởng cũng có nhiều cách chế biến: Hấp, nướng, chiên; để ăn không hoặc đem làm nguyên liệu để chế biến thành những món ăn khác đều thơm ngon khó cưỡng.
2.5. Bánh gai
Có lẽ người ta đã quá quen thuộc với món ăn này và đây được xem như là món ăn biểu tượng của đất nước ta. Nhắc đến món ăn ngày Tết miền Nam thì không thể thiếu bánh gai. Người ta thường đặt ở các tiệm chuyên làm bánh 5 chục, một trăm hoặc thậm chí nhiều hơn những cặp bánh gai để về ăn tế.
Bánh gai miền nam có hai vị nhân ngọt là vị nhân đậu xanh và nhân dừa đường tùy theo sở thích của từng người. Nếp được trộn với lá gai cho màu đen nhánh vô cùng hấp dẫn. Cắn một miếng bánh mềm và dẻo thơm phức trong miệng mới thấy hết cái tinh túy và thú vị của ẩm thực Tết người Việt Nam.
2.6. Canh măng
Cũng giống như canh khổ qua, canh măng là một trong những món canh được các gia đình miền Nam ưa chuộng trong những ngày Tết. Thành phần bao gồm những thực phẩm tươi ngon như măng tươi, thịt gà hoặc thịt heo giúp cho món canh có một hương vị tuyệt vời và màu vàng cuốn hút.
3. Mẹo giúp bày mâm cỗ ngày Tết miền Nam ngon chuẩn vị
Ngày Tết sẽ có rất nhiều đồ ăn thức uống và đôi khi chúng gây ngán cho bạn. Khi chúng ta ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ và không có sự phối hợp cùng những món ăn khác giúp chống ngán. Sau đây là một số cách bày mâm cổ chuẩn vị:
- Mâm cỗ 1: Sự kết hợp của bánh tét, thịt kho, canh khổ qua và củ kiệu. Đây là mâm cỗ được xem là cơ bản nhất bạn có thể chuẩn bị. Thường dùng cho gia đình nhỏ, ít người
- Mâm cỗ 2: Bánh tét, gà luộc, canh khổ qua, giò lụa và giò xào, gỏi cuốn ăn kèm củ kiệu tôm khô, lạp xưởng, xôi vò.
- Mâm cỗ 3: Bánh tét, củ kiệu tôm khô, gỏi tôm thịt, xôi vò, chả bò, thịt kho trứng.
- Mâm cỗ 4: Bánh tét, xôi vò, của cải ngâm chua ngọt, lạp xưởng, canh khổ qua, trái miệng với mứt dừa và các loại hoa quả
- Mâm cỗ 5: Bánh tét, thịt kho, xôi vò, gỏi bông chuối, chả bò, lạp xưởng, mứt dừa.
- Mâm cỗ 6: Bánh tét, của cải ngâm chua ngọt, canh khổ qua, chả bà, mứt dừa.
- Mâm cỗ 7: Bánh tét, chả bò, xôi vò, gỏi cuốn, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua, mứt dừa.
4. Ý nghĩa một vài món ăn ngày Tết miền Nam
4.1. Xôi gấc: Màu đỏ mang lại may mắn cho năm mới
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, màu đỏ là màu mang lại may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì lẽ đó mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Món ăn cũng không phải là ngoại lệ, điển hình là món xôi gấc. Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối, đầy đặn trên mâm cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không những tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm những giá trị tinh thần của ngày Tết truyền thống của dân tộc.
4.2. Thịt kho tàu: Món ăn đoàn viên
Thịt ba heo ba chỉ, thịt đùi hoặc thịt vai được cát thành khối vuông, kho cùng trứng vịt tròn mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, ấm áp, đầy đủ và đoàn viên. Từ lâu đời, món thịt kho tàu đã trở thành hình ảnh độc quyền trong ngày Tết Việt Nam.
Theo kinh nghiệm của ông bà xưa, thịt heo được mua thật tươi từ sáng sớm, tẩm ướt gia vị rồi đem ra phơi nắng cho bề mặt thịt se lại, vị thấm sâu vào thịt, đến trưa thì bắt đầu nấu. Ăn thịt và trứng nâu vàng, thêm nước kho sóng sánh ăn kèm cùng dưa chua hoặc dưa giá chua chua
4.3. Khổ qua nhồi thịt: Muộn phiền tiêu tan
Canh khổ qua cũng là một món ăn dịp Tết cổ truyền đặc trưng của người miền Nam với vị ngọt đậm đà của thịt hầm cùng nước súp điểm xuyết vị đắng đặc trưng của khổ qua. Ngoài ra, ăn khổ qua nhồi thịt vào ngày đầu năm mới cũng là một cách chơi chữ của người Nam bộ với ước mong mọi khó khăn, khổ ải của năm cũ sẽ qua đi để đón chào một năm mới tốt đẹp hơn.
4.4. Giò chả: Trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà
Là món ăn truyền thống trong dịp Tết không thể thiếu trong mâm cỗ. Miếng giò tượng trưng cho sự phú quý, sang trong. Thông thường những món giò như giò lụa, giò xào, giò bò được sử dụng trong dịp Tết. Mỗi loại đều có 1 hương vị đặc trưng riêng. Một miếng giò hòa quyện cùng nước mắm nhĩ điểm thêm miếng dưa hành thì sẽ là một thưởng thức tuyệt vời trong dịp Tết.
Khẩu vị người miền Nam thích các món ngọt, hơn nữa thời tiết ở đây dịp Tết Nguyên đán khá nóng so với các tỉnh ngoài Bắc và Trung, chính vì vậy những món ăn ngày Tết trong Nam có những đặc điểm và hương vị rất riêng biệt, nổi tiếng là các món: Thịt kho hột vịt, bánh tét, dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt. Và mong rằng sau bài viết sẽ giúp bạn biết rõ hơn về các món ăn truyền thống và một vài món ăn khác của miền Nam.
Hoàng Tùng tổng hợp